Mindset — Tâm lý học thành công (Carols Dweck)
32 min readMar 1, 2019
Buy the book in Amazon at: https://amzn.to/3GUy7nD
Bản Audio đã có tại Spotify:
Apple podcast:
Các kiểu tư duy
- Tư duy cố định vs tư duy phát triển: Hãy chọn lựa
- Từ chối một thử thách là 1 chuyện, từ chối 1 cơ hội quan trọng cho tương lai của bạn lại là 1 chuyện khác
- Tin rằng để thành công, người có tư duy phát triển nắm ngay lấy cơ hội này. Nhưng những người có tư duy cố định sợ bộc lộ thiếu sót, sẵn sàng hy sinh cơ hội học tốt ở đại học để cảm thấy mình thông minh trong chốc lát.
- Người có tư duy cố định chỉ quan tâm khi ý kiến phản hồi liên quan tới năng lực của họ (các câu trả lời của họ là đúng hay là sai).
- Theo người có tư duy cố định, người bạn đời lý tưởng sẽ ngưỡng mộ tôn thờ họ, sùng bái những phẩm chất cố định của họ.
- Theo người có tư duy phát triển, người bạn đời lý tưởng sẽ nhận thấy những thiếu sót và giúp họ vượt qua chúng, thách thức họ thành người tốt hơn, khích lệ học những điều mới thờ họ, sùng bái những phẩm chất cố định của họ
- Đối mặt với từng vấn đề khiếm khuyết cá nhân >< Chấp nhận nhau hoàn toàn.
- Người có tư duy phát triển càng nỗ lực trau dồi bản thân khi thách thức càng lớn.
- Ta đang trở thành >> Ta đã trở thành
- Người có tư duy cố định có thể chỉ tìm cách sửa chữa lòng tự tôn của mình (tìm kiếm những người thua kém mình)
- Ko phải lỗi của anh → Ko chịu rèn luyện để nâng cao khả năng tập trung hoặc kiểm soát cảm xúc
- Khi tin tưởng vào những phẩm chất cố định, con người luôn đứng trước 1 nguy cơ rằng họ sẽ bị đánh giá qua thất bại.
Năng lực vs thành tích
- Hoặc có năng lực, hoặc phải nỗ lực hết mình → Biểu hiện của lối tư duy cố định.
- Ngay cả những thiên tài cũng phải làm việc chăm chỉ để thành công. Dù tài năng của bạn là gì đi chăng nữa thì vẫn cần tới nỗ lực để kích hoạt và biến tài năng thành thành tựu hiện hữu.
- Nỗi sợ hãi lớn nhất của những người có tư duy cố định → cố gắng mà vẫn thất bại → Việc phải cần đến nỗ lực sẽ làm hạ thấp năng lực của bạn.
- Tới cuối đời mình có thể nói gì về chính cuộc đời mình. Phát triển những năng lực chưa đc sử dụng, dành tất cả cho những gì mình đề cao.
- Thành công nghĩa là phát triển bản thân ở mức độ viên mãn nhất chứ ko phải là ở vị trí cao hơn người khác.
- Cuộc sống luôn luôn thay đổi. Khả năng mà họ chứng tỏ đc trong ngày hôm qua lại ko phù hợp để giải quyết vấn đề của ngày hôm nay.
- Đừng nên “cuộc đời mình từ trước tới giờ chỉ nhằm vượt trên mọi người chứ bản thân ko phát triển, ko học hỏi đc gì, hay ko quan tâm tới ai cả”
- Nên sử dụng thời gian này để học hỏi. Đi học piano, đọc hết sách nọ tới sách kia, học cách tạo hình trên băng, bắt đầu giúp đỡ, quan tâm tới họ.
- Đừng bao giờ bỏ qua những cơ hội học tập.
- Con người có thể có những kiểu tư duy khác nhau ở các khía cạnh khác nhau. Vd: khả năng nghệ thuật là cố định nhưng trí thông minh thì vẫn có thể được nâng cao. Tính cách ko thay đổi, nhưng khả năng sáng tạo thì có.
- Những người đc hưởng nền giáo dục tốt, có mạng lưới bạn bè có tầm ảnh hưởng, biết cách xuất hiện đúng nơi đúng lúc → đều có cơ hội gia tăng hơn nữa tính hiệu quả cho các nỗ lực của mình.
- Hãy nhớ rằng nỗ lực ko phải là tất cả, và rằng ko phải nỗ lực nào cũng công bằng như nhau.
- Tư duy phát triển giúp con người yêu thích những việc mình đang làm và duy trì tình yêu đó dù gặp phải khó khăn.
- Tư duy cố định khao khát đỉnh cao danh vọng, nhưng đó chỉ là sản phẩm phụ của người tư duy phát triển khi họ nhiệt tình với công việc.
- Trong tư duy cốđịnh, mọi thứ phải quy về kết quả. Nếu bạn thát bại, thì tất cả đều là sự lãng phí.
- Tư duy phát triển = Đánh giá cao quá trình dù cho kết quả có ra sao.
- Thành công (hoặc thất bại) ko phải là giá trị của mình, cũng k phải là điều mà mình hơn (hoặc thua) người khác.
- Bạn sẽ bị mất cơ hội nếu đành giá thấp khả năng của mình ở 1 lĩnh vực nào đó.
- Bạn có thể nâng cao các kỹ năng của mình với tư duy phát triển (nhưng ko phải tất cả mọi thứ: sở thích, giá trị…)
- Tư duy phát triển ko cho rằng nên thay đổi mọi thứ có thể thay đổi đc. Cần xác định xem nỗ lực thay đổi nào sẽ có giá trị lớn nhất.
- Tư duy phát triển sẽ đem lại sự tự tin trước thách thức.
- Tư duy phát triển= quyết định làm 1 việc dù ta ko giỏi việc đó.
- Não bộ sẽ hình thành những liên hệ mới khi đối mặt và học hỏi từ thách thức.
- Trước nguy cơ thất bại, người tư duy phát triể huy động mọi nguồn lực sẵn có để học tập.
- Giai đoạn chuyển tiếp là 1 cơ hội, là thời gian học thêm nhiều thứ mới, sở thích mới và mong muốn trong tương lai
- Nuôi dưỡng tài năng chính là sự hiếu kỳ vô tận và theo đuổi ko ngừng nghỉ các thách thức.
- Mỗi người đều có những sở thích có thể phát triển thành năng lực.
- Với kiểu tư duy đúng đắn và phương pháp dạy học đúng đắn, con người sẽ có khả năng làm được nhiều việc hơn chúng ta nghĩ.
- Việc đánh giá thấp tiềm năng phát triển của học sinh đã và đang làm phí rất nhiều nhân tài.
- Mọi người đều có sức học ngang nhau, nếu họ đc tạo điều kiện phù hợp trước đó và hiện tại để học tập.
- Điểm số và các phương pháp đánh giá thành tích thể hiện năng lực hiện tại của học sinh chứ ko cho thấy tương lai của học sinh đó.
- Giảng dạy ví sự phát triển của học sinh.
- Con người cần có sự tập trung rõ ràng, nỗ lực toàn diện và 1 kho vô tận các chiến lược. Hãy thêm đồng minh trong quá trình học tập.
- Sáng tạo ko phải là 1 hành vy kỳ diệu của cảm hứng mà là kết quả của sự nỗ lực và cống hiến quên mình.
- “Chà em làm đúng 8 câu. Đó là 1 kết quả thực sự rất tốt đấy. Chắc hẳn em đã học tập rất chăm chỉ”. Chúng tôi ko để các em cảm thấy mình sở hữu những năng khiếu bẩm sinh đặc biệt → Khen vì chúng đã làm những gì cần thiết để thành công.
- Khi đc khen ngợi về nỗ lực đã bỏ ra, 90% học sinh muốn thực hiện bài tập mới khó khăn nhưng có thể đem lại nhiều bài học hữu ích.
- Khó khăn = nỗ lực thêm nữa.
- Những đứa trẻ bình thường dễ trở thành kẻ nói dối chỉ thông qua việc nói rằng chúng thông minh → Trong tư duy cố định, thiết sót là điều xấu hổ nhất là khi bạn có tài năng → che giấu.
- Chịu chi phí cho những buổi học nhưng ko nói thật là ko hiểu chỗ nào.
- Thất bại ko phải là dấu hiệu của ngu dốt mà là sự thiếu kinh nghiệm và kỹ năng.
- Thành kiến sẽ làm đối tượng lo lắng hành động của họ sẽ càng chứng tỏ sự đúng đắn của thành kiến → Chủ yếu xảy ra ở người có tư duy cố định.
- Định kiến chỉ là quan điểm của người khác đối với họ.
- Ko nên trông chờ mọi việc diễn ra, hãy làm vài việc để biến mục tiêu trở thành hiện thực.
- Họ hơn bạn vì họ sử dụng các phương pháp tốt hơn, tự học nhiều hơn, tập luyện chăm chỉ hơn, và kiên trì vượt qua các trở ngại. Bạn có thể làm như vậy: nếu muốn.
- Hãy tạo ra 1 môi trường dạy về tư duy phát triển cho người lớn và trẻ nhỏ xung quanh, đặc biệt là đối tượng của các thành kiến tiêu cực.
Thể thao: Tư duy của nhà vô địch
- Tư duy của nhà vô địch: Tư duy quan trọng hơn tài năng → cần có quá trình hơn là tài năng.
- Công ty ko mua tài năng, họ mua tư duy.
- Sự rắn rỏi về mặt tinh thần và trái tim >>> lợi thế về thể chất
- Con người có xu thế đánh giá năng lực bẩm sinh cao hơn năng lực tự trao dồi
- Các kỹ năng đc hình thành đi kèm với lòng hiếu kỳ và sự chăm chỉ.
- Tính kỷ luật có thể học đc.
- Nếu tôi thực sự mong muốn nó, tôi phải huy động mọi nỗ lực.
- Nhà vô địch = khả năng giành chiến thắng khi tình hình ko hoàn toàn thuận lợi. Là người có thể nâng cao đẳng cấp thi đấu khi cần thiết. Khi đối mặt với nguy cơ thua trận, họ đột nhiên cứng cỏi gấp nhiều lần. Bạn phải học cách làm đc điều đó.
- Ko ai trong số họ nghĩ rằng mình là người đặc biệt, có quyền chiến thắng từ khi sinh ra.
- Duy trì sự tập trung trong hoàn cảnh có nhiều áp lực, và khi cần, họ có thể vươn lên khỏi giới hạn bản thân.
- Tính kỷ luật = duy trì phong độ đỉnh cao. Học hỏi và chăm chỉ tập luyện các kỹ năng.
- Niềm vui trong quá trình phấn đấu, ko bận tâm đến thất bại nếu tôi vẫn nhận thấy được sự tiến bộ của bản thân hoặc cảm thấy mình đã làm hết sức có thể.
- Thành công cá nhân là khi bạn nỗ lực hết mình → thành con người tốt nhất có thể.
- Đôi khi bạn cảm thấy hài lòng hơn khi ghi điểm trong hoàn cảnh mọi việc diễn ra ko thuận lợi.
- Động lực ở các trở ngại.
- Quá trình dẫn tới thành công + quá trình giúp duy trì thành công.
- Trong tư duy cố định, bạn ko kiểm soát các năng lực và động lực của mình.
- Tài năng của ngôi sao có thể giành chiến thắng trong nhiều trận đấu, nhưng để vô địch cần tới sức mạnh đồng đội.
- Người thành công = Dấn thân bằng tất cả những gì họ có.
- Nếu chăm chỉ làm việc gì đó, thì ta sẽ nhận về những gì mà ta đã bỏ ra.
- Chúng ta nên đảm bảo duy trì tư duy phát triển trong hoàn cảnh khó khăn.
- Hãy tìm thấy thành công trong quá trình học hỏi và tiến bộ chứ ko chỉ ở những khoảnh khắc chiến thắng.
Kinh doanh: Tư duy và lãnh đạo.
- Hãy làm việc trong môi trường tâm lý cho phép chấp nhận rủi ro.
- Tư duy cố định đã khiến mỗi sai sót trở thành điều ko thể dung thứ đc. Họ gặp khó khăn lớn khi hình ảnh của mình bị đe dọa
- Người thành công = Dấn thân bằng tất cả những gì họ có.
- Nếu chăm chỉ làm việc gì đó, thì ta sẽ nhận về những gì mà ta đã bỏ ra.
- Chúng ta nên đảm bảo duy trì tư duy phát triển trong hoàn cảnh khó khăn.
- Hãy tìm thấy thành công trong quá trình học hỏi và tiến bộ chứ ko chỉ ở những khoảnh khắc chiến thắng.
- Lãnh đạo phi thường = khiêm nhường, ko ngừng đặt câu hỏi và có khả năng đối mặt các câu trả lời hóc búa nhất, nhìn thằng vào thất bại và kiên định niềm tin thành công. Ko cố gắng chứng tỏ mình xuất sắc hơn người khác, ko phô trương cơ cấu quyền lực, ko nhận công lao về mình cho những đóng góp người khác, và họ ko trù dập người khác để cảm thấy uy lực cho mình.
- Kỹ năng quản lý đc trau dồi thông qua rèn luyện.
- Lãnh đạo tư duy cố định = liên tục khẳng định họ ưu việt, và công ty chỉ là 1 nơi để họ thực hiện điều đó. Họ thường lên kế hoạch đẩy công ty tới chỗ thất bại khi thời gian lãnh đạo của họ kết thúc.
- Tự tuyện của CEO có tư duy phát triển thể hiện mối quan tâm sâu sắc tới sự phát triển nhân sự và nhiều bàn luận sâu rộng về vấn đề này.
- Nhu cầu thể hiện sự ưu việt có thể giết chết niềm vui và dập tắt tài năng sáng tạo.
- Nhiều người quan tâm đến trí tuệ của mình, nên họ đã phải vờ như hiểu sự tình.
- Người có tư duy cố định, cho rằng họ vĩ đại và có đặc quyền, và có quyền làm bất cứ việc gì → Bỏ qua nhu cầu hoặc cảm giác của những người kém hơn.
- Tư duy cố định thật bức bối, ngột ngạt quá → Chỉ có 1 mục đích duy nhất: Hãy công nhận tôi!
- Tư duy phát triển: Công ty = công cụ phục vụ sự phát triển cho mỗi ng trong cty → Tập trung vào cuộc hành trình
- Sẵn sàng gặp công nhân để tìm hiểu tình hình, tới thẳng chỗ các công nhân đứng máy để lắng nghe họ nói → 1 ng dẫn dắt
- “Tôi ghét phải dùng ngôi thứ nhất”
- Lòng tự tin thực thụ là sự can đảm khi dám cởi mở — đón nhận sự thay đổi và các ý tưởng mới, cho dù chúng xuất phát từ đâu → sự sẵn sàng phát triển.
- Gerstner giải tán ủy ban điều hành, vị trí quyền lực tối cao cho các lãnh đạo IBM, tìm kiếm tư vấn chuyên môn bên ngoài công ty. Chế độ khen thưởng cho các lãnh đạo dựa vào kết quả làm việc chung hơn là kết quả làm việc của từng đơn vị riêng.
- Cho phép nhân viên nghỉ vào ngày sinh nhật của mình.
- Lãnh đạo nghĩa là tiến bộ và đam mê, tư duy cố định phải sống trong sự hằn học, nhưng các lãnh đạo có tư duy phát triển lại hết lòng biết ơn người khác.
- Kỹ năng luôn được cải thiện qua kinh nghiệm. Tìm cách sắp xếp đúng người đúng việc và nghĩ cách khuyến khích các công nhân để tối đa hóa năng suất.
- Những ng có tư duy phát triển đc lợi từ các sai lầm và thông tin phản hồi.
- Người có tư duy phát triển thường có xu hướng thể hiện chân thực các ý kiến của mình và ko giấu giếm sự ko đồng tình.
- “Tôi đề nghị chúng ta ko bàn luận thêm về vấn đề này cho tới buổi họp lần sau, như vậy chúng ta sẽ có thời gian để tìm ra sự bất đồng, và để hiểu hơn về nội dung của quyết định.”
- Bất cứ khi nào 1 nhóm đi đến 1 quyết định trong lúc tỉnh táo, sau đó họ sẽ cân nhắc lại về quyết định này khi đã uống rượu say.
- Khi đưa ra những quyết định quan trọng, chúng ta lại phải tư duy theo tư duy phát triển.
- Có 1 thế hệ đc khen ngợi quá mức, 1 lực lượng lao động gồm những người cần sự trấn an liên tục và ko thể chịu đựng đc lời chỉ trích.
- Với những phản hồi đúng đắn, ngay cả người lớn cũng có thể có được động lực để lựa chọn nhiệm vụ đầy thách thức và đối đầu với sai lầm của mình.
- Nhận đc lời khen ngợi vì tiên phong thực hiện sáng kiến, vì hoàn thành 1 nhiệm vụ khó khăn, vi nỗ lực học hỏi những điều mới mẻ, ko nản lòng trước trở ngại, biết tiếp thu và nhận những lời phê bình.
- Tư duy cố định = chọn nhiệm vụ “khoe đc kỹ năng của họ”.
- Tại sao lại nhận phản hồi từ người khác nếu bạn ko thể (ko muốn) thay đổi → Phải tin vào sự thay đổi cá nhân.
- Mọi ng có thể phát triển khả năng của mình trong hầu hết các công việc với sự huấn luyện và thực hành.
- Những người phù hợp nhất ko phải lúc nào cũng xuất hiện. Tuy nhiên, quá trình đào tạo và kinh nghiệm có thể khai thác và phát triển các phẩm chất cần thiết → Tin tưởng vào sự phát triển.
- Nguy hiểm: Nhận thấy quá nhiều rắc rối, ko rõ sự tiến bộ sẽ đưa mình tới đâu → Ngừng quá trình phấn đấu.
- Bớt đi sự bảo thủ + sai sót bản thân → Hưởng lợi từ những phản hồi.
- Nhìn nhận và đối xử với nhân viên như những đồng nghiệp, 1 nhóm của bạn.
- Cơ chế đặc quyền đặc lợi và xây dựng nên 1 nền văn hóa tự đánh giá bản thân, giao tiếp cởi mở và có tinh thần hợp tác.
Tư duy trong tình yêu.
- Với những người có tư duy cố định, họ cảm thấy sự khước từ đã phán xét và định danh → hy vọng làm tổn thương kẻ đã gây ra vết thương đó để hàn gắn vết thương → mục tiêu số một: Trả thù.
- “Khi bỏ tôi, cô ta đã hủy hoại luôn giá trị con người”
- Sự tan vỡ thực sự đã dạy cho tôi hiểu về tầm quan trọng của giao tiếp.
- Tình yêu cũng cần đc giúp đỡ rất nhiều.
- Đối với người có tư duy phát triển, mục tiêu số 1 của họ là sự tha thứ → Để bản thân mình đc thanh thản → Sẽ thật đáng nguyền rủa nếu sống trong quá khứ → “Chúc anh ấy may mắn và chúng mình may mắn”.
- “Mình sẽ bị nguyền rủa nếu cứ tiếp tục ngồi đây mà xót xa cho bản thân”. → I’ll survive
- Sự khước từ làm tổn thương và kích động những người có tư duy cố định như thế nào → Trẻ có lối tư duy này khi bị chế giễu hoặc bắt nạt thường nghĩ cách trả thù = vũ lực.
- Có tồn tại những kỹ năng xã hội — cảm xúc.
- Khi nhìn vào 1 cuộc hôn nhân tốt đẹp, chúng ta k nói cặp vợ chồng đó là những người biết tạo dựng mqh 1 cách xuất sắc mà chỉ nói là họ hợp nhau.
- Tư duy cố định: Bạn có thể tin rằng các phẩm chất của bạn + đối tác là cố định → phẩm chất mqh là cố định → Tự thân mqh đó là tốt hay xấu mãi mãi.
- Trong tư duy phát triển, tất cả — bạn, đối tác, và mqh đều có khả năng phát triển và thay đổi.
- Trong tư duy cố định, lý tưởng là sự tương hợp ngay lập tức, hoàn hảo và vĩnh viễn như thể số phận đã định sẵn → Nhiều ng nghĩ mqh của họ là đặc biệt chứ k phải là 1 sự kiện tình cờ.
- Vấn đề nằm ở chỗ những người có tư duy cố định trông chờ rằng mọi thứ tốt đẹp đều tự động diễn ra → Điều cốt yếu ko phải là đối tác sẽ giúp đỡ nhau giải quyết các vấn đề của họ hay học hỏi các kỹ năng → Mà điều kỳ diệu sẽ diễn ra trong tình yêu của họ → Trông chờ phép lạ trong tình yêu.
- Thực ra đó là bản tính con người anh, chỉ là anh k thể hiện nó ngay từ ban đầu → Cả 2 cùng đau đớn khi cho rằng nếu đây là 1 mối duyên trời định, họ sẽ chẳng phải nỗ lực nhiều.
- Người có tư duy phát triển tin rằng 1 mqh tốt đẹp và lâu dài xuất phát từ sự nỗ lực và từ việc giải quyết những khác biệt ko thể tránh khỏi.
- Tư duy cố định: Nếu 2 người tương hợp, mọi việc sẽ diễn ra 1 cách tự nhiên.
- Sai lầm: “Nếu chúng ta phải nỗ lực vun đắp mqh này, thì tức là có điều gì bất ổn ở đấy” → Yêu có nghĩa là ko bao giờ làm điều gì gắng sức → Yêu cầu đối tác có khả năng đọc hiểu suy nghĩ của nhau, cảm giác và cần cái gì → Điều ko tưởng → Đọc suy nghĩ mà ko cần giao tiếp chắc chắn sẽ dẫn tới những kết quả k mong muốn. Thật lạ khi tin rằng bạn có thể đọc đc suy nghĩ ng khác.
- Nhiều người có tư duy cố định tin rằng 1 cặp đôi nên chia sẻ cùng nhâu tất cả quan điểm → Ngay cả 1 điểm khác biệt cũng sẽ đe dọa tới mqh.
- 1 trong những điều khiến các cặp đôi giận dữ là khi quyền lợi của họ bị xâm phạm. Và 1 trong những điều có thể khiến 1 người vợ/chồng giận dữ nhất là để người kia cho rằng mình có quyền hưởng điều gì đó trái với suy nghĩ của họ.
- Là 1 người vợ/chồng, tôi có quyền___ và người kia có nghĩa vụ ____ → ko có nghĩa là bạn có thể cho rằng đó là quyền lợi của mình
- Mọi vấn đề nên được đưa ra thảo luận chứ ko nên nằm trong giả định của mỗi người.
- Cần đầu tư công sức để có thể giao tiếp với nhau 1 cách chính xác, bộc lộ rồi từ đó giải quyết những khác biệt giữa 2 người → Họ hạnh phúc bên nhau mãi mãi = họ cùng gắng sức 1 cách vui vẻ bên nhau mãi mãi.
- Tư duy cố định: Các vấn đề phát sinh là dấu hiệu chỉ điểm những khuyết điểm ăn sâu bén rễ → Thường đổ lỗi cho người kia → Tức giận, coi thường, và bất mãn đối tác.
- Ko có mqh nào đạt được mà ko có những mâu thuẫn và rắc rối nảy sinh.
- “Đừng coi thường em. Hãy chú ý tới em nhiều hơn nữa”
- Những vấn đê: xem TV quá nhiều, tặng món quà chẳng ra gì … → Là những khuyết điểm đều ko nghiêm trọng hay sâu sắc về tính cách, và ko thể giải quyết đc bằng con đường giao tiếp.
- “Em ko phải là người lợi dụng, nhưng e thích có 1 món quà tử tế” → “Em muốn anh bỏ ra thời gian, công sức để chọn quà tặng em”
- Lựa chọn nửa kia của mình là lựa chọn những rắc rối. Ko ai là ko có rắc rối cả. Vấn đề phải thừa nhận mặt hạn chế của nhau và xây dựng mqh dựa trên cơ sở đó.
- Cô ko muốn tỏ ra khoe khoang về việc ở công ty → ngại nói thẳng → kể lể dài dòng về những chi tiết → Chồng cô ko muốn tỏ ra thô lỗ → Giả vờ ngồi nghe và mong cô sớm kết thúc câu chuyện.
- “Em yêu, em biết đấy, khi em cứ sa đà vào quá nhiều chi tiết như thế, a sẽ ko biết ý chính em muốn nói là gì và cảm thấy nhàm chán. Tại sao e ko nói cho anh biết lý do nào khiến e hào hứng với dự án này?” → Đó chỉ là vấn đề giao tiếp.
- Tuy nhiên, các cặp đôi phải có mong muốn thay đổi và có những hành động cụ thể.
- Hillary chỉ có thể tha thứ cho Bill mà bà nghĩ rằng người đó đang thực lòng vật lộn với những rắc rối của mình.
- Trong tư duy cố định, khả năng lựa chọn của bạn là hạn chế → khi có trục trặc, đổ lỗi → do cảm thấy danh dự bị bôi nhọ khi bị khước từ hoặc chia tay → Nếu tha thứ cho đối tác, thì mình chắc chắn là kẻ ấu.
- Tôi kiểm soát 1 nửa mqh — nửa của tôi. Chí ít tôi có thể trở thành ng đáng yêu như mong muốn của người kia → Bỏ đi những cảm giác cay đắng và chủ động bước lên tạo dựng mối quan hệ.
- Với tư duy cố định, bạn phải chứng tỏ năng lực của mình. Trong mqh riêng tư, bạn cũng sẽ rơi vào cuộc cạnh tranh với đối tác. (Ai đúng, ai thông minh….)
- Khi bước vào 1 mqh, người ta sẽ đối mặt với 1 người khác với bản thân mình, và họ chưa học cách xử lý những điểm khác biệt. Trong 1 mqh tốt đẹp, người ta sẽ phát triển những kỹ năng này, và trong khi làm như vậy, 2 người sẽ cùng trưởng thành.
- “Cô hay la hét và hờn giận, nhưng James ko bao giờ nghĩ rằng cô làm thế là do anh, khi cô công kích, anh trấn an và thuyết phục cô chia sẻ với mình” → Trong mqh này, mỗi người đều giúp người kia thực hiện những điều mà họ muốn làm và trở thành ng mà họ mơ ước.
- Ý nghĩa bao trùm của hôn nhân là khích lệ sự phát triển của người bạn đời và khiến họ cũng đối xử với mình như vậy → Hãy giúp đỡ cô ấy đạt đc những mục tiêu và phát huy đầy đủ tiềm năng của họ.
- “Cậu đã cố hết sức để vun đắp cho cuộc tình đó, mà anh ta thì lại ko động tay động chân làm gì để cải thiện cả”
- Nhiều người trong tình bạn nâng cao mình lên = cách tạo dựng sự ưu việt của họ và sự thấp kém của bạn → hạ thấp, hoặc đối xử vô tâm với bạn → khẳng định giá trị của mình (vd: hạ thấp điểm tốt về ngoại hình, trí tuệ và các kỹ năng nuôi dạy con bằng cách nói về các điểm xấu)
- Khi cần sự chứng thực cho giá trị của mình, bạn sẽ lấy người khác để làm điều đó. “Cảm ơn cô vì đã kể cho tôi nghe về bản thân cô” → Ông là 1 người chứng thực đáng mơ ước — điển trai, thông minh, thành đạt → Đã k thể hiện chút quan tâm tới ông như 1 con người mà như 1 tám gương phản ánh sự xuất sắc của mình.
- BẠN SẼ NGHĨ ĐẾN AI KHI NHỮNG ĐIỀU TỐT ĐẸP DIỄN RA?
- Tài sản + thành tích của bạn mới là vấn đề cho những người xây dựng lòng tự tôn từ vị trí hơn người khác.
- Tư duy cố định khiến bạn quan tâm tới sự đánh giá → ý thức về bản thân và lo lắng nhiều hơn
- Tư duy phát triển coi các tình huống xã hội như những cuộc thử thách → chủ động chào đón cơ hoội gặp người mới
- 1 bên chấp nhận thách thức, 1 bên sợ rủi ro.
- Hành vi kỳ quặc, lo lắng : tránh tiếp xúc bằng ánh mắt hoặc tránh nói chuyện.
- Anh rất mong muốn thể hiện mình thú vị, tự tin + anh cũng sợ hãi anh quá hồ hởi và có những hành độn vô nghĩa → tìm cách bảo vệ mình trước khả năng bị khước từ bằng cách tỏ ra mình k quan tâm tới đến chuyện đó → nỗi sợ bị đánh giá
- Bạo lực học đường liên quan tới đánh giá. Mục đích là xác định xem ai là ng có giá trị hay quan trọng hơn → Chúng cho rằng các học sinh ít quyền lực kém giá trị hơn, chúng bắt các em đối mặt với điều đó hằng ngày → nâng cao lòng tự tôn của chúng, coi mình là quan tòa.
- Khi con ng cảm thấy mình bị phán xử 1 cách sâu sắc trước 1 khước từ, họ thường cảm thấy tồi tệ về bản thân và chống trả với 1 tâm lý cay độc, tưởng tượng những hình ảnh trả thù đầy bạo lực
- Các em đã bị phán xét và muốn mình có quyền phán xét trở lại → ko có ai bảo vệ, các em sẽ chuyển sang tin tưởng mình đáng bị như thế.
- Vấn đề tâm lý của những kẻ bắt nạt → 1 cách giúp chúng nâng cao vị thế của mình
- Hãy thay đổi tư duy trường hợp, loại bỏ bầu không khí phán xét người khác và tạo ra bầu không khí hợp tác và tự trao dồi bản thân.
- K nên đánh giá kẻ bắt nạt trên tư cách cá nhân, k chỉ trích phầm chất tính cách của chúng, tạo cho chúng cảm giác mình đc yêu mến và chào đón ở trường → Khen ngợi nỗ lực “…Thầy nhận thấy gần đây e đã k tham gia vào các vụ ẩu đả. Điều đó cho tháy e đang nỗ lực để hòa nhập với mọi người”
- Thay đổi ngôn từ sử dụng khi đánh giá các cô bé cậu. Vd: Cô đấnh giá khả năng thông cảm với những người kém may mắn của em.
- Quan điểm rằng 1 số người có quyền đối xử tàn nhẫn với ng khác là 1 quan điểm ko lành mạnh.
- Dù bị khước từ, ko cay đắng, trả thù, tuy đau lòng nhưng hãy tha thứ học hỏi và tiếp tục cuộc sống. Mong mọi điều may mắn tốt đẹp sẽ đến vs ng đó. Hãy loại bỏ cảm giác đắng cay.
- Mqh nào cũng có vấn đề. Các vấn đề có thể là phương tiện giúp người trong cuộc thêm hiểu và gần gũi hơn. Hãy cho phép đối tác của mình được tự do thể hiện sự khác biệt, lắng nghe họ, và thảo luận với họ 1 cách kiên nhẫn và chu đáo.
Tư duy đến từ đâu — phụ huynh, HLV, giáo viên?
- Thông điệp: “Bạn có những phẩm chất vĩnh viễn ko thay đổi và tôi đang đánh giá về chúng” vs. “Bạn là 1 con ng đang trưởng thành và tôi quan tâm đến sự phát triển của bạn”.
- “Ở đây e ko cần thiết phải vẽ những bức tranh đẹp đâu. Nếu thích em có thể vẽ những bức tranh bình thường cũng đc.” → Nếu ko, điều gì sẽ xảy ra khi 1 đứa bé ko giỏi vẽ.
- Trường học, ko phải là nơi con ng sẽ bị đánh giá hay phân loại.
- “Con học nhanh quá! Con thật thông mình” → Nếu ko học nhanh, mình ko phải là người thông minh
- “Nhìn bức tranh kia kìa. Phải chăng con trong tương lai sẽ trở thành Picasso thứ hai” → Mình ko nên vẽ những gì khó khăn, nếu ko bố mẹ sẽ thấy mình ko tài năng như Picasso.
- Khi nói quá nhiều về trí thông minh hay tài năng → làm cho trẻ em trở nên ám ảnh vì điều đó.
- Khen ngợi trí thông minh của trẻ nhỏ làm hạ thấp động lực và kết quả hoạt động của chúng, khi có trở ngại (chỉ đem lại sung sướng nhất thời) → Đặt ra những câu hỏi khiến nó suy nghĩ về những nỗ lực nó đã bỏ ra học tập và nó đã tiến bộ ra sao so với năm trước → Khen ngợi công sức chúng đã bỏ ra.
- “Bài tập đó thật dài và khó hiểu. Mẹ rất khâm phục khi con tập trung và hoàn thành nó.”
- “Bức tranh có nhiều màu sắc đẹp quá. Hãy kể cho mẹ nghe về các màu đó đi.”
- “Con đã suy nghĩ rất nhiều về bài luận này. Quả thực nó đã giúp bố hiểu về Shakespeare theo 1 cách khác đấy”.
- “Niềm đam mê con gửi vào bản nhạc đó đã đem lại cho mẹ 1 cảm giác hân hoan. Con đã nghĩ gì khi chơi nó”.
- Các kỹ năng và thành tích là kết quả của sự tận tụy và nỗ lực.
- Tốc độ và sự hoàn hảo laaij là kẻ thù của quá trình học tập gian na.
- “Chà mẹ đoán là bài tập đó dễ quá. Mẹ xin lỗi vì đã làm mất thời gian của con. Chúng ta hãy làm bài khác giúp con có thể học hỏi đc thêm.”
- “Bố mẹ muốn con biết rằng bố mẹ ko đánh giá con. bố mẹ quan tâm tới việc học tập của con, và bố mẹ biết con đã học hành chăm chỉ. Bố mẹ tự hào răng con rất kiên trì và luôn cố gắng học tập.”
- Nếu con thất bại → Hãy nói rằng con ko xứng đáng giành chiến thắng → “Có nhiều bạn còn tập luyện và nỗ lực hơn. Nếu con muốn giành chiến thắng, con cũng phải làm như họ.”
- “Này con trai , bố/mẹ thất buồn vì con làm bài ko đầy đủ. Theo con thì bao giờ con làm xong?”
- “Này con trai, bài tập này có j khó hiểu? Con có muốn bố/mẹ giải thích 1 lượt cho con ko?”
- Này con trai, bố /mẹ thật buồn khi thấy con đang bỏ lỡ 1 cơ hội học tập. Con cóc cách nào khác để lam bài này qua đó có thể giúp con học hỏi thêm nhiều điều ko?”
- “Này con trai, có vẻ như đây là bài tập thật nhàm chán. Bố/mẹ rất thông cảm cho con. COn có nghĩ ra đc cách nào để làm cho nó trở nên thúi vị hơn ko?” “Con có nghĩ ra cách nào để giảm bớt sự nhàm chán mà vẫn làm đc việc”
- “Này con trai, côn có nhớ bố/mẹ từng với con rằng những công việc tẻ nhạt sẽ giúp chúng ta học cách tập trung ko? Bài tập này là cả 1 thử thách đấy. Nó sẽ giúp con học đc các kỹ năng tập trung. Để xem con có thể tập trung làm hết bài tập này ko nhé?”
- “Họ hài lòng bởi vì điểm cao có nghĩa là em đã rất kiên trì học tập.”
- “Họ muốn chắc chắn e sẽ hấp thụ đc càng nhiều kiến thức càng tốt từ những bài tập đó”
- Trẻ có tư duy phát triển tin rằng những sai lầm là 1 dịp để bố mẹ khuyên bảo và dạy dỗ chúng.
- Đừng đánh giá. Hãy dạy dỗ.
- “Cả 2 chúng ta đều đang học cách làm việc này. Mẹ biết là con đói. Mẹ biết là điều đó thật bực mình, nhưng mẹ con mình cùng học nhé.”
- Tư duy phát triển → suy nghĩ bài tập trong thời gian lâu hơn có thể là 2 phút, và sau đó nếu vẫn chưa hiểu thì nên đọc lại bài tập. Nếu vẫn chưa hiểu, nên giơ tay hỏi cô giáo.
- Tiếng khóc của trẻ là 1 dấu hiệu thể hiện nhu cầu của chúng.
- Nguy hiểm: Trẻ con có thể nhận đc thông điệp rằng khóc sẽ bị đánh giá và xử phạt.
- Dạy trẻ cách suy nghĩ để giải quyết vấn đề và tự mình đưa ra những quyết định hợp lý, chín chắn. Dạy cho con biết rằng các cánh cửa liên lạc luôn rộng mở.
- Bố/mẹ sẽ đánh giá và xử phạt con? Hay bố/mẹ sẽ giúp con suy nghĩ và học hỏi?
- Vì tư duy cố định mà mục tiêu duy nhất trong sự nghiệp học hành của con là chứng tỏ giá trị và năng lực của cô → Vấn đề là danh hiệu → Chúng ta sẽ yêu thương và tôn trọng con chỉ với điều kiện con phải vào được trường này trường kìa
→ Chúng ta yêu con theo điều kiện mà chúng ta đặt ra.
- “Ông rất hay phán xét — mọi thứ đều phải rõ ràng trắng/đen — và ông tạo áp lực cho con cái.
→ Những áp lực, đánh giá, nhận xét và tính yêu thương phụ thuộc vào thành công của anh
- “Ông rất hay phán xét — mọi thứ đều phải rõ ràng trắng/đen — và ông tạo áp lực cho con cái.
- “Tôi luôn hạnh phúc khi chơi đàn”
- Thành công = mục đích học hỏi thêm nhiều kiến thức, cách tư duy và cách khám phá thế giới → Điểm số là phương tiện để giúp họ tiếp tục phát triển.
- Hạ thấp tiêu chuẩn chỉ tạo ra những học sinh đc giáo dục kém mà lại cho rằng mình có quyền làm những công việc dễ dàng và nhận đc vô số những lời ngợi khen.
- “Anh ko thông minh hơn chúng mà chỉ có nhiều kinh nghiệm hơn thôi”
- Các bài tập khó trở nên dễ hơn nhờ vào sự cần cù tập luyện và tính kỷ luật.
- Dạy học = chứng kiến 1 điều gì đó lớn mạnh dần trước mắt mình
- “Thực ra cô đã yêu thương em rồi, và cô vẫn sẽ yêu thương em như thế ngay cả khi e ko yêu thương bản thân mình” → phải quan tâm học sinh
- Chúng ta sẽ dạy dỗ các con chứ ko phải sẽ đánh giá tài năng của các em.
- Sách: Nền cộng hòa Plato, Nền dân trị Mỹ (Tocqueville), trại súc vật (Orwell), Complete Plays of Anton Chekhov, The Canterbury Tales, Of Mice and Men, Native Son, Bury My Heart at Wounded Knee, The Joy Luck Clube, Nhật ký Anne Frank, A Separate Peace.
- Trẻ con cần phải hiểu trường học được xây dựng là dành cho chúng — là 1 con đường giúp chúng phát triển trí tuệ thì chúng sẽ k muốn phá hoại cuộc sống của mình nữa.
- Dạy học là 1 con đường tuyệt vời để học tập.
- Các giáo viên có tư duy cố định → vai trò của họ chỉ đơn giản là truyền đạt lại kiến thức của mình.
- Tư duy cố định khiến con người phức tạp → lo lắng về phẩm chất cố định → tạo nhu cầu phải chứng thực chúng.
- “Khi ông ấy gọi anh là đồ đê tiện, đừng nghe. Nhưng khi ông ấy bắt đầu giải thích tại sao anh lại là đồ đê tiện, hãy nghe.”
- Bạn phải quyết tâm sống tốt hơn mỗi ngày, tận tâm với nhiệm vụ mỗi ngày, sống tốt hơn 1 chút và kiên trì với điều đó trong 1 thời gian.
- Nỗ lực hết sức đáng quý hơn việc chiến thắng trong các trận đấu.
- “Bạn k bao giờ đứng yên cả. Hoặc là bạn đi hướng này, hoặc là bạn đi hướng khác.”
- Con là 1 người đang trong quá trình phát triển và bố/mẹ quan tâm tới sự phát triển của con.
- Tập trung khen ngợi các quá trình mà chúng đã sử dụng — các chiến lược, nỗ lực. Hoặc phê bình mang tính xây dựng.
- Mục tiêu là mở rộng các kỹ năng và kiến thức. Đưa ra những nhận xét về quá trình thực hiện công việc của chúng.
- Tìm hiểu xem chúng ko hiểu chỗ nào và ko có những phương pháp học tập nào. Những giáo viên xuất sắc tin vào sự phát triển tài năng và trí tuệ, và hứng thú với quá trình.
Thay đổi tư duy.
- “Thưa cô, e chưa học cái này. Cô giải thích cho em cách làm đc ko ạ?”.
- Những rắc rối của e chính là kết quả của nỗi ám ảnh đối với việc phải chứng tỏ mình là người thông mình, tránh né những thất bại → Hãy bắt tay vào học, ngủ đủ giấc và hòa nhịp với cuộc sống nào.
- Não bộ giống như 1 cơ bắp hơn — nó thay đổi và trở nên mạnh mẽ hơn khi chúng ta sử dụng nó.
- Học cách coi trọng sự tiến bộ của mình.
- Tối đa hóa chất lượng hoạt động của não bộ: ngủ đủ giấc, ăn uống hợp lý và sử dụng những phương pháp học tập tốt.
- Càng cố gắng bao nhiêu, não sẽ càng hoạt động thêm bấy nhiêu. Các dây thần kinh trong não sẽ tạo thêm nhiều mối liên hệ.
- “Vấn đề ko liên quan gì tới em cả. Đó là công việc của họ khi phát hiện sai sót. Còn công việc của em là học hỏi từ những lời phê bình và làm cho báo cáo của mình đc tốt hơn”
- Nhiều người thích tư duy cố định do nó đã cung cấp cho họ 1 công thức để nâng cao lòng tự trọng và giành được tình yêu cũng như sự tôn trọng của người khác.
- Tư duy cố định dường như đem lại cho đứa trẻ đó 1 con đường đơn giản và trực tiếp để đạt được điều đó.
- Khi trẻ nhỏ cảm thấy ko chắc chắn về việc bố mẹ chấp nhận mình, chúng lo lắng, lạc lõng và đơn độc trong 1 thế giới phức tạp. Vì mới ít tuổi nên chúng ko thể từ chối bố mẹ.
- “Tôi ko muốn tranh cái với quyết định của ông. Tôi chỉ muốn biết 1 điều rằng, nếu sau đây tôi vẫn muốn nộp hồ sơ vào công ty, thì tôi có thể làm gì để cải thiện hồ sơ xin ứng tuyển của mình. Tôi sẽ rất biết ơn nếu ông có thể cung cấp cho tôi ý kiến phản hồi về những thông tin đó.” → Họ thích sự chủ động của cô.
- 1 kế hoạch có tác dụng là 1 kế hoạch cụ thể, rõ ràng: “Ngày mai, trong giờ nghỉ, sau khi tỉnh dậy và vệ sinh cá nhân, mình sẽ ngồi vào bàn code model mới.”
- Hay “tối nay, sau khi rửa bát, mình sẽ ngồi lại với vợ trong phòng để nói về chuyện đó. Mình sẽ bảo cố ấy anh muốn bàn về 1 chuyện mà anh cho rằng nó sẽ khiến chúng ta hạnh phúc hơn.
- Mọi thứ khác ko quan trọng. Kế hoạch là kế hoạch → Kiên trì thực hiện. Càng cảm thấy ko thích việc gì đó, càng buộc mình làm việc đó hơn.
- Mình là 1 phần trong 1 tập thể muốn giúp đỡ bạn tiến bộ chứ ko đánh giá và hạ thấp bạn.
- Thay vì cho rằng vị trí thấp trong công ty hổ thẹn, bạn có thể nhận ra rằng mình học hỏi được rất nhiều thứ ở vị trí này và chúng có thể giúp ích cho bạn rất nhiều khi bạn vươn lên nắm giữ các vị trí cao hơn. Việc tìm hiểu những ngóc ngách nhỏ trong công ty có thể sẽ đem lại 1 lợi thế lớn về sau. Tất cả các CEO có tư duy phát triển đều biết rõ công ty mình như lòng bàn tay.
- Giúp đồng nghiệp phát triển theo những cách họ coi trọng.
- Người có tư duy cố định thường trốn tránh những rắc rối của chính họ → chọn diễn giải sai những dấu hiệu trong 1 mqh mà ko nhận ra mong muốn của người bạn đời rằng giữa 2 người nên có nhiều sự tiếp xúc hơn và anh ấy/cô ấy muốn chia sẻ cuộc sống với bạn nhiều hơn nữa.
- Hôn nhân là 1 nhân tố luôn vận động nhưng đã ngừng phát triển vì thiếu sự nuôi dưỡng. Bạn và người kia đã đóng góp ntn vào cuộc hôn nhân này. Hãy nghe lời yêu cầu từ phía đối tác: 2 người cần phải gần gũi và chia sẻ với nhau nhiều hơn nữa.
- Thay vì cùng bàn bạc các vấn đề này với nửa kia, bạn lại cố tình lời đi như ko nghe thấy gì với hy vọng rằng chúng sẽ biến mất → sợ ko thực hiện đc yêu cầu của người kia → Phải vượt qua nỗi sợ, học hỏi kỹ năng giao tiếp để duy trì mqh tốt đẹp hơn.
- “Ngày nay con học đc gì? Có mắc sai lầm nhưng lại rút ra đc kinh nghiệm từ sai lầm đó ko?” “Hôm nay con đã nỗ lực làm công việc gì?”.
- Bạn nói về những kỹ năng bạn có đc trong này hôm nay mà ngày hôm qua bạn ko có bởi bạn đã tập luyện để có kỹ năng đó.
- Nếu bài tập chán, hãy hướng dẫn con tìm cách biến nó trở nên thú vị hơn hoặc mang tính thách thức hơn.
- Khuyến khích lũ trẻ nói về các cách kết bạn mà chúng học để hiểu và giúp đỡ người khác. → Truyền tải thông điệp rằng những thành tích về trí tuệ hay sức mạnh thể chất ko phải là tất cả những gì bạn quan tâm.
- Chúng ta phải nỗ lực rất nhiều để nuôi dưỡng tư duy phát triển ở nơi mà tư duy cố định vốn đã ăn sâu bén rễ.
- Đôi khi vấn đề là 1 đứa trẻ gặp phải ko phải là ít cố gắng, mà là cố gắng quá nhiều → Chỉ đang cố gắng chứng tỏ bản thân với bố mẹ, ko chú trọng vào tình yêu học tập.
- Ko cần phải đạt nhiều thành tích tới như vậy, ko cần phải xếp top → Chính yêu cầu về sự hoàn hảo của vợ chồng bạn đã dẫn tới vấn đề này.
- Bé có thể tập thổi sao, làm toán nhiều hay ít tùy theo ý thích và niềm vui thuần túy chứ ko vì bất kỳ điều gì khác → nhằm học hỏi và suy nghĩ theo những cách thức thú vị, ko phải chứng tỏ sự thông và giá trị của cô bé.
- Bạn yêu cầu họ nói với con cái về quá trình học tập của cô bé thay vì nói về kết quả bài kiểm tra. (Cô thấy e đã thực sự biết cách sử dụng phép ẩn dụ, cô thấy e thực sự hứng thú về dự án này, cô cảm thấy mình cũng như đang sống ở Peru khi đọc bài viết của e…)
- Con bạn cần sự chấp nhận của bố mẹ và sự tự do phát triển. Sau khi được bạn giải phóng, cô bé sẽ tham gia chân thành hơn vào những việc mình làm.
- Chúng ta tức giận vì chúng ta nghĩ rằng mình có quyền tức giận hơn so với họ → Cảm thấy cá nhân bị phản bội và bắt đầu cằn nhằn. Người tư duy cố định ko nghĩ tới những biện pháp để rèn luyện sự kiềm chế dù cho họ có cảm thấy tội lỗi.
- Lên kế hoạch + chủ động suy nghĩ duy trì kế hoạch → Mình có thể học hỏi gì từ việc này, lần sau khi rơi vào tình huống này mình sẽ làm gì→ Đó là quá trình học hỏi, k phải là trận chiến giữa con người tốt và con người xấu trong bạn.
- Tức giận → do nghĩ rằng mình ko phải là ng quan trọng. Các yêu cầu của mình là thứ nhỏ nhặt, ko đáng đc quan tâm → ko khiến bạn yên tâm về tầm quan trọng của mình.
- Trong khi bạn lại coi sự im lặng của họ là bằng chứng chứng minh là họ coi mình ở tren bạn → tức giận hơn.
- Họ ko thể đọc đc suy nghĩ của bạn, nên khi 1 tình huống gây bực mình xuất hiện, phải nói thẳng cho họ b iết tình huống đó làm bạn cảm thấy ntn “Anh cảm thấy ko quan trọng như thể em ko bận tâm làm những điều mà anh cho là quan trọng vậy.”
- Bạn có thể yêu cầu trực tiếp: “Anh hãy nói là anh quan tâm tới cảm xúc của em và sẽ cố gắng để ý hơn đi.”
- “Cô ấy ko hiểu rằng điều này là quan trọng đối với mình”.
- Khi tranh cãi, từ bỏ lối suy nghĩ phân định tốt-xấu, đứng-sai.
- Sau khi vấn đề đã được cải thiện → con người lại ngưng làm những việc đã khiến nó cải thiện hơn → Đã có điều mình muốn và nghĩ rằng mọi chuyện cứ thế mà tiếp tục
- “Ai cho anh cái quyền phán xét đâu là việc em phải làm thế”
- Trong thái độ cố định, ko cần phải nỗ lực nhiều vì mọi chuyện đến như vậy.
- Thay đổi từ 1 khuôn khổ đánh giá và bị đánh giá sang học hỏi và giúp người khác học hỏi → hướng quyết tâm đến sự phát triển → đòi hỏi nhiều thời gian, nỗ lực, và sự hỗ trợ.
- Đâu là cơ hội học hỏi và phát triển trong ngày hôm nay? Cho bản thâm mình? Cho những người xung quanh mình?
- Khi nghĩ đến những cản trở và khó khăn, vạch kế hoạch và hỏi “Mình sẽ thực hiện kế hoạch này khi nào, ở đâu, và bằng cách nào”
- Cuối cùng, mình cần phải làm gì để duy trì và tiếp tục sự phát triển này.