Cha giàu - Cha nghèo: Robert Kiyosaki and Sharon Lechter
Buy this book in Amazon at: https://amzn.to/3Hm7GbE
Bản audio đã có tại Spotify:
https://open.spotify.com/episode/4DYhYV1teiR4iDaQhX9NfH?si=pssdztiSSMWECbuDR_tctA
Apple podcast:
https://podcasts.apple.com/vn/podcast/%C4%91%E1%BB%8Dc-s%C3%A1ch-v%E1%BB%9Bi-nv-linh/id1494701543
1. Tại sao ko kiếm lấy 1 nghề?
Thật ngu ngốc nếu cả đời làm việc kiếm tiền rồi lại giả vờ tiền không quan trọng. Dù rằng cuộc sống có nhiều thứ hơn tiền, nhưng tiền rất cần để đảm bảo cuộc sống. Vấn đề cuộc sống của con người là 1 bài toán tối ưu:
Đối với nhiều người, điều quan trọng là:
- Có nhiều thời gian nuôi nấng con cái → Cần tiền
- Có thời gian và tiền để chăm sóc sức khỏe bản thân → Cần tiền
- Có thể đi du lịch với gia đình → Cần tiền
Khi thu nhập thụ động của bạn cao hơn chi tiêu → tiền làm việc cho bạn, bạn có nhiều thời gian rỗi hơn.
Sự thay đổi về tuổi tác → Sự thay đổi về kinh nghiệm → Con người tìm kiếm 1 hướng phát triển, thách thức và hạnh phúc mới.
2. Một vị trí, một kiểu người, một kỹ năng
Khi thay đổi trong ngã tư sự nghiệp, sự thay đổi này là 1 sự thay đổi lớn lao về con người, tư duy và cách nhìn. Nói cách khác, thay đổi vị trí thường là 1 sự kiện thay đổi lớn trong cuộc sống → Ko nhiều người lựa chọn sự thay đổi này.
- Nhóm E: An toàn > $
- Nhóm S: Ko muốn thu nhập bị phụ thuộc vào người khác → Luôn có tư tưởng độc lập tuyệt đối về vấn đề tiền nong.
- Người phía trái sơ đồ (E, S) = Chú trọng ý tưởng chất lượng sản phẩm. Tiền và thời gian của họ đã bị sử dụng.
- Người phía phải sơ đồ (I, B) = Tập trung và hệ thống kinh doanh, nhận ra lợi ích lâu dài của việc sử dụng thời gian người khác.
Hàng triệu người có thể có sản phẩm nhưng chỉ có vài người biết cách thành lập hệ thống kinh doanh. Bill Gates mua lại sản phẩm người khác và xây dựng 1 hệ thống toàn cầu quanh các sản phẩm.
Thành công khi thiết kế 1 mô hình kinh doanh thuộc nhóm B đơn giản là tăng thêm hệ thống và thuê thêm người → kiếm đc nhiều tiền và có thời gian rỗi. 1 người giàu (30% từ làm thêm + 70% từ đầu tư). Phần nhiều là người làm công cho chính công ty của mình.
Định nghĩa giàu có: Số ngày bạn có thể sống sót được mà ko cần lao động mà vẫn giữ được mức sống bình thường. Chính vì thế, dù kiếm được nhiều hay ít tiền, mọi người cũng nên để dành 1 khoản đầu tư.
Các hình thức đầu tư:
- Đầu tư cho việc học hành. Bạn có thể mất 4–5 năm trên giảng đường nhưng bù lại bạn có nhiều cơ hội kiếm nhiều tiền sau đó. Càng được giáo dục tốt, cơ hội kiếm tiền càng cao.
- 1 số người lại đầu tư vào gia đình, họ sẽ có con cái chăm lo khi về già → rủi ro cao, phụ thuộc nhiều vào người khác.
- Đầu tư vào công việc chính phủ, dựa vào các chương trình hưu trí, bảo hiểm xã hội, chăm sóc y tế, tin vào quy tắc thăng tiến khi đủ thời gian công tác → rủi ro, do chính phủ có thể thay đổi chính sách.
Trên thực tế, hầu như mọi người ko đầu tư vào khoản hưu trí mà họ chỉ tiết kiệm cho khoản này với hy vọng là khi về hưu sẽ có nhiều tiền hơn số tiền họ đã bỏ vào đó.
Hầu hết các nhà môi giới chứng khoán, đại lý bất động sản, các nhà tư vấn tài chính, ngân hàng và kế toán có thu nhập hoàn toàn từ công việc chuyên môn (E, S).
Đánh giá nhà tư vấn = Thu nhập từ phí tư vấn / thu nhập thụ động từ đầu tư hoặc kinh doanh.
Nhiều người ko muốn đầu tư do “rủi ro”. Nỗi sợ mất tiền chia thành nhiều nhóm:
- An toàn, giữ tiền trong ngân hàng.
- Giao việc đầu tư cho người khác như các nhà tư vấn tài chính hay các giám đốc quỹ tương hỗ → không muốn học.
- Những người đánh bạc → đầu tư là trò chơi cơ hội
- Các nhà đầu tư → đầu tư là trò chơi kỹ năng.
1 nhà đầu tư thực thụ thường nói: “Bao giờ thì tôi nhận lại được tiền đã đầu tư và tôi sẽ nhận đc bao nhiêu tiền trong suốt quãng đời còn lại sau khi đã nhận lại vốn đầu tư ban đầu?”
“Không biết vì lý do nào mà dường như cứ khoảng 500 năm trong lịch sử hiện đại, 1 thay đổi lớn lại xuất hiện”
Những thay đổi đó đã đe dọa đến an ninh tài chính của nhiều người. Nhiều người tin vào chương trình trợ cấp chính phủ → Nhiều công ty thay đổi đã đưa ra các chương trình trợ cấp theo mức đóng góp → Tuổi thọ cao, sống lâu hơn khoản tiền trợ cấp nhận được → Quá nhiều người trông chờ vào chính phủ trong việc giải quyết các vấn đề của cá nhân mình → Trách nhiệm về tài chính cá nhân được đặt vào trong tay chính phủ.
Những sự thay đổi này làm nhiều người lúc đầu muốn tránh các rủi ro tài chính, bây giờ lại buộc phải chấp nhận chúng.
Khi tìm mua thị trường chứng, “Đa dạng hóa” là chiến lược đầu tư an toàn, để “ko thua lỗ”. Đây ko phải là chiến lược đầu tư để giành chiến thắng. Warren Buffett cho rằng sự tập trung vào vài ụ đầu tư là chiến lược tốt hơn → chào đón sự bất ổn như 1 nhà đầu tư thực thụ
“Cổ phiếu của các công ty làm ăn ổn định.” → Các nhà đầu tư thích sự an toàn.
Nhiều người nghĩ rằng kế hoạch hưu trí của họ rất an toàn, trong khi thực tế ko phải vậy. Hãy thường xuyên làm việc ở cả 2 nhóm B, I và chuẩn bị sẵn sàng cho bất cứ tình huống nào có thể xảy ra, bất kể nền kinh tế theo hướng nào.
Chúng ta cần ngoài 1 nghề nghiệp ổn định , còn cần đến sự tự do/an toàn tài chính dài hạn → Học để trở thành nhà đầu tư tốt hơn là để tiền cho người khác đầu tư hộ.
Mọi người chọn nửa bên trái (E, S) để tránh các rủi ro về tài chính → nên kiểm soát rủi ro tài chính thay vì tránh nó. Quá nhiều người đã dựa vào chính phủ để hạn chế rủi ro trong cuộc đời.
3. Tại sao sự an toàn lại được coi trọng hơn sự tự do
Rời trường học ngập trong nợ nần → Nợ nhiều đến mức phải bám chặt vào 1 công việc hay nghề nghiệp ổn định để thanh toán các hóa đơn. Nếu cha mẹ họ trả mọi chi phí thì sau đó cha mẹ cũng chịu cảnh tương tự trong nhiều năm.
Nếu công việc kinh doanh bận hơn → người chủ chỉ cần mở rộng hệ thống và thuê thêm nhân viên. Thành công ở nửa bên phải (B, I) đòi hỏi phải có kiến thức về tiền, gọi là năng lực tài chính.
“Năng lực tài chính ko phải là bạn làm được bao nhiêu tiền mà là bạn nắm trong tay bao nhiêu tiền và tiền đó làm việc cho bạn hiệu quả đến mức nào, bạn có thể giữ tiền cho bao nhiêu thế hệ.”
Để tròn vai B, I → khả năng kinh doanh và sử dụng người, quản lý, giữ cho chi phí thấp nhất, trong khi tối đa hóa lợi nhuận → Cần có kiến thức về tài chính.
Trong khi E, S, mỗi lần tăng lương là thuế lại đóng cao hơn → Càng cảm thấy bất ổn, càng tìm kiếm sự an toàn. Hai khoản chi phí đáng kể nếu lương được tăng thêm:
- Thuế
- Lãi suất phải trả cho các khoản nợ
Tự do và an toàn tài chính rất hiếm khi tìm thấy ở nhóm E vs S, thật ko may. (1 ngôi nhà công nợ ko bao giờ thuộc sở hữu của bản thân và các khoản thanh toán hỗ trợ con cái và học phí cho con).
Lý do nhóm S làm việc vất vả nhất là họ làm thập cẩm việc. Phải chịu trách nhiệm trước những công việc mà ở các công ty lớn chúng được thực hiện bởi bộ phân quản lý hoặc nhân viên (giấy tờ, thuế, marketing …) → Nhiều người thiếu kinh nghiệm (và cả vốn) đều thất bại.
Rất nhiều người khôn ngoan S đã bán công việc kinh doanh của mình khi nó phát đạt hay trước khi chúng gặp khó khăn, cho người nào đó có vốn và có đủ năng lực. Với những người thu nhập hoàn toàn từ nhóm này S, ko có 1 ưu đãi nào về thuế.
Nhiều kế toán khuyên khách hàng của mình mua 1 ngôi nhà to hơn khi họ bắt đầu kiếm được nhiều tiền để tránh thuế thu nhập → Lại phải vay nợ nhiều hơn.
“Phần lớn mọi người chú trọng vào thu nhập chứ ko phải là đầu tư”
Thuế má và nợ nần là 2 nguyên nhân chính khiến phần lớn mọi người ko bao giờ cảm thấy an tâm hay tự do tài chính.
“Bên cạnh hoạt động có hiệu quả ở nhóm công việc E và S, các cá nhân phải có thêm kiến thức ở nhóm B và I” → Có kiến thức ở cả hai nhóm công việc, trái+phải, chúng ta sẽ thấy an tâm hơn.
1 tỷ phú bậc trung = hành nghề độc lập, sống đạm bác, và đầu tư dài hạn. Từ S → B là con đường mà nhiều nhà kinh doanh tầm cỡ đi qua. 70% thu nhập từ vị trí ở nửa bên phải và 30% còn lại từ nửa bên trái → An tâm hơn khi hoạt động ở nhiều hơn 1 nhóm công việc. An toàn về tài chính là có chân trong cả 2 phía của sơ đồ sự nghiệp.
Tham gia vào thị trường mua bán cổ phiếu và quyền lựa chọn dài hạn. Nếu ko có tiền, bạn nên đầu tư vào sự nghiệp học hành để khi thời thế thay đổi, bạn đã có sự chuẩn bị từ trước → Hãy chuẩn bị kiến thức từ bây giờ bởi vì trò chơi và luật chơi ở mỗi nhóm đều khác nhau.
E, S: Ỷ lại vào tính an toàn của nghề nghiệp và chấp nhận sống cả đời với nghề nghiệp đó.
B, I: Khả năng đầu tư vào thời điểm tốt cũng như thời điểm xấu.
Thực tế là ông chủ của bạn ko thể làm cho bạn giàu lên được →Hãy học cách chi tiêu thông minh, am hiểu về công việc kinh doanh và đầu tư.
“Sự khác biệt giữa những con người với nhau là việc họ làm lúc rảnh rỗi”
→ Hãy bận rộn ở cả 2 phía sơ đồ nếu phải bận rộn.
Những nhà đầu tư chú trọng hệ thống kinh doanh ổn định. Thật mạo hiểm nếu đầu tư vào nhóm E, S — những người ko biết gì về sự khác nhau giữa 1 hệ thống và 1 sản phẩm, hoặc thiếu kỹ năng lãnh đạo.
Nhiều người E,S quá phụ thuộc vào tiền → ko có khả năng chịu đựng bất kỳ 1 mất mát nào về tài chính. Tuy nhiên, nếu bạn thiếu cả vốn và kiến thức, tham gia đầu tư đồng nghĩ với tự sát. Hãy phát triển các kỹ năng kinh doanh → tạo ra nguồn tiền cần thiết để hỗ trợ bản thân trong quá trình học hỏi để trở thành 1 nhà đầu tư.
4. 3 kiểu hệ thống kinh doanh
Ở nhóm B, mục tiêu là sở hữu 1 hệ thống và có người làm việc trên hệ thống ấy cho bạn. Có thể tự phát triển hệ thống đó hoặc mua 1 hệ thống có sẵn → Nhóm B cần có kiến thức của cả hệ thống lẫn con người.
Tuy nhiên đôi khi rất khó phân biệt được sai sót là từ hệ thống hay con người.
Quyền kinh doanh chỉ dành cho những người ko muốn hoặc ko biết cách xây dựng làm ăn riêng.
Phần lớn các chương trình đào tạo ở công ty chỉ là đào tạo để làm công tác quản lý. Mọi người thường bị tắc ở nhóm S khi trên đường đến B. Lý do là họ ko phát triển được 1 hệ thống đủ mạnh nên đành phải làm 1 phần của hệ thống đó.
Những người thành công ở nhóm B thường xây dựng 1 hệ thống có thể vận hành mà ko cần phải người tham gia vào. Phần lớn các cố vấn ở nhóm S, những người chưa bao giờ thực sự xây dựng 1 hệ thống.
Để hiểu rõ hệ thống nào cần cho 1 công ty lớn, bạn cần phải làm việc ở đó từ 10–15 năm, nắm được khía cạnh khác nhau của công việc. Sau đó bạn mới rời bỏ công ty để lập công ty cho mình.
Để tạo ra bộ máy của riêng mình, cần rất nhiều thử nghiệm và sai sót, các chi phí pháp luật cũng như giấy tờ, cùng với việc phát triển con người. Tuy nhiên, nếu bạn mua quyền kinh doanh (bộ máy), bạn có thể tập trung phát triển con người.
Bắt đầu với hệ thống tốt sẽ hạn chế rủi ro → Lý do để ngân hàng cấp vốn cho các quyền kinh doanh.
Khi mua quyền kinh doanh, hãy làm đúng gì được yêu cầu (nhóm E). Nếu muốn làm theo ý mình, hãy thực hiện sau khi đã khống chế được cả hệ thống và con người.
Trong quyền kinh doanh, người kinh doanh và những người điều hành hệ thống thật sự quan trọng hơn hệ thống.
Ngân hàng ko cho những người ko có kinh nghiệm tạo ra hệ thống vay tiền.
Hệ thống kinh doanh gồm có (ít nhất):
- Hệ thống marketing: Marketing đa tầng. Hệ thống phân phối trực tiếp.
- Hệ thống kế toán, tài chính
- Hệ thống bán hàng
- Hệ thống thuế
- Hệ thống nhân lực
- Hệ thống pháp luật
Những hệ thống mà bạn ko biết rõ sẽ khiến bạn thất bại. Những nhà đầu tư chuyên nghiệp có xu hướng đầu tư vào những hệ thống đã được kiểm chứng, với những người biết cách điều khiển nó
→ Hãy cho vay những hệ thống đã được thử nghiệm, đáng tin cậy.
Mới mức phí hợp lý, mọi người có thể mua 1 hệ thống đang tồn tại và bắt đầu xây dựng công việc kinh doanh của riêng mình → Quản lý bằng các hệ thống phần mềm marketing đa tầng. Cơ hội kinh doanh được tự động hóa. Marketing đa tầng mang đến cho mọi người cơ hội tạo ra thu nhập thụ động.
Marketing đa tầng giống như mua 1 quyền kinh doanh. Vấn đề mà mỗi cá nhân cần quan tâm ko phải là sản phẩm mà là những kỹ năng mà công ty cấp cho bạn. Có những công ty marketing đa tầng chỉ quan tâm đến việc bạn bán hệ thống của họ cho bạn bè bạn. Nhưng cũng có những công ty tập trung vào việc đào tạo và giúp bạn thành công → Vượt qua nỗi e dè và nỗi sợ bị từ chối.
Phải làm việc với nhiều kiểu người là điều khó nhất trong kinh doanh.
Khả năng hòa nhập và tạo sự hứng khởi cho mọi người là các kỹ năng vô giá. Học cách xử trí trong trường hợp bị từ chối, để ko bị tác động bởi những gì mà người khác nghĩ về bạn và cách lãnh đạo mọi người.
Những tổ chức tốt:
- Có thành tích, hệ thống phân phối thành công
- Có chương trình đào tạo dài hạn để phát triển bạn như 1 con người
- Có người lãnh đạo tận tâm và mong muốn bạn thành công
- Có những người kính trọng và mong muốn cùng hợp tác
Ở bên phải sơ đồ, tự tin là yếu tố sống còn → Có mentor
Quá nhiều nhà đầu tư chỉ để ý sản phẩm mà ko xem xét khía cạnh hệ thống kinh doanh và tổ chức. Một người bán hàng thuộc nhóm S thì sẽ thấy sản phẩm là thứ quan trọng nhất. Nhóm B, hệ thống, giáo dục cả cuộc đời và con người quan trọng hơn.
Quyền kinh doanh và marketing đa tầng đã giúp đỡ bạn trong việc có hệ thống kinh doanh. Công việc còn lại là phát triển con người ở đó.
5. 7 cấp độ đầu tư
Cấp 0: Những người ko có gì để đầu tư. Họ thường tiêu hết hoặc tiêu những gì họ kiếm được.
Cấp 1: Người đi vay.
- Giải quyết vấn đề tài chính của họ bằng cách đi mượn tiền. Thậm chí còn dùng tiền đi vay để đầu tư. Cách hoạt động tài chính là lấy của người này trả cho người kia. Con số nợ của họ luôn rất cao, do ko có ý thức về tiền và thói quen chi tiêu của mình.
- Nếu giá trị ngôi nhà tăng lên, họ mượn số tiền lớn hơn hoặc mua 1 ngôi nhà to hơn. Họ tin rằng bất động sản chỉ có tăng giá.
- "Hàng hạ giá, dễ trả góp theo hàng tháng" thường hấp dẫn họ.
- Mua sắm là hoạt động ưa thích của họ, mua những thứ ko bao giờ dùng đến. Tư duy "xứng đáng có nó" hay "nếu ko mua bây giờ, mình chả bao giờ mua đc"
- Nghĩ rằng kéo dài các khoản nợ là khôn khéo, thường tự nhủ rằng chăm chỉ là sẽ thanh toán nợ trong 1 ngày nào đó.
- Dù có kiếm được bao nhiêu đi nữa thì cũng ngày càng ngập sau trong nợ nần.
- Vấn đề của họ ko phải là thu nhập, mà là thói quen đối với tiền. Thói quen đó đã ko thể kiểm soát đc.
- Biện hộ, phủ nhận hoàn toàn về tài chính, giả vờ lúc nào cũng có đủ tiền mua bất cứ thứ gì họ muốn, giả vờ 1 ngày nào đó vấn đề tồi tệ sẽ tự động qua đi.
- Các nguyên tắc kinh doanh thường ko giống với nguyên tắc đầu tư
Cấp 2: Những người tiết kiệm:
- Họ thường tiết kiệm để tiêu dùng hơn đầu tư. Tin vào việc thanh toán bằng tiền mặt, rất sợ cho vay và nợ nần — > Thích sự an toàn của tiền gửi ngân hàng. (dù cho tỷ lệ lạm phát cao hơn lãi suất ngân hàng trả cho họ)
- Tuy nhiên, cũng nên có khoản tiết kiệm. Nên có 1 khoản đủ để chi tiêu trong cuộc sống trong vòng từ 6 tháng đến 1 năm bằng tiền mặt. Nếu ko sẵn lòng học cách đầu tư + rủi ro tài chính thì tiết kiệm là lựa chọn tốt hơn.
Cấp 3: Những nhà đầu tư khôn ngoan.
- 3A: Để tiền 1 chỗ và cho 1 ít vào quỹ hưu trí hoặc chuyển cho 1 chuyên gia tư vấn tài chính — > Họ ngại mạo hiểm, phức tạp và rắc rối
- 3B: Hoài nghi. Hay mua muộn cổ phiếu vì thông tin từ báo chi ko nóng hổi, quá thận trọng. Khôn ngoan nhưng sợ chấp nhận rủi ro và mắc sai lầm.
- 3C: Lại ko cẩn thận cho lắm. Mua hàng hóa, cổ phiếu lần đầu chào bán ra công chúng, khí đốt, dầu mỏ, trang trại. Cố gắng thu được kết quả càng nhanh càng tốt. Họ ko biết người chơi là ai và ai đặt ra các luật chơi
Cấp 4: Nhà đầu tư dài hạn
- Đầu tư cho việc học hành của mình trước khi tham gia vào các hoạt động đầu tư thực sự.
- Thường đầu tư thận trọng với sự gợi ý từ các nhà đầu tư khác Peter Lynch hay Warren Buffett.
- Kiểm soát thói quen chi tiêu và hạn chế công nợ. Hãy sống trong phạm vi thu nhập của mình và nâng dần phạm vi đó lên. Tìm ra mức độ đầu tư phù hợp và quãng thời gian cần thiết + lợi nhuận thực tế (Ko làm việc ở độ tuổi nào? Mỗi tháng cần có bao nhiêu tiền) — > Hãy bắt đầu sớm.
- Giữ cho mọi thứ thật đơn giản, đừng võ đoán. Chỉ nên đầu tư vào những cổ phiếu thuần túy và quỹ tương hỗ.
- Các công cụ bảo hiểm là 1 biện pháp phòng vệ.
- Bắt đầu trước với những hợp đồng nhỏ. Cắt giảm thói quen mua sắm. Đầu tư có thể chỉ với 50 đô la 1 tháng.
- Nghiên cứu hoặc có thông tin về đầu tư, có kế hoạch và đầu tư dài hạn
- Hãy sớm bắt đầu ở đây và đầu tư thường xuyên.
Cấp 5: Những nhà đầu tư tinh vi
- Thói quen với tiền rất tốt, nền tảng tài chính vững chắc, có những hiểu biết về đầu tư, bề dày kinh nghiệm.
- Nhiều thu nhập hơn chi phí, kiến thức rất vững về đầu tư
- Mạo hiểm 20% tổng số vốn đầu cơ
- Bắt đầu bằng số tiền rất nhỏ để học được cách đầu tư, tham gia thị trường chứng khoán hay thâu tóm 1 công ty.
- Họ biết thời điểm tồi tệ của thị trường chính là lúc thuận lợi nhất để có thành công. 1 chiến lược được thực hiện, hơn là tham gia vào thị trường.
- Họ thường đầu tư bất động sản, chứng từ chiết khấu, các công ty phá sản hoặc phát hành cổ phiếu mới. Tích cực tham gia công tác quản lý đầu tư.
- Mục tiêu chính là đầu tư để tăng tài sản, chứ ko phải để thêm tiền tiêu xài
- Đánh giá lại tài sản để xây dựng 1 cơ sở tài sản lớn hơn — > Che lấp lợi nhuận lớn bằng tiền mặt, giảm thiểu các khoản thuế phải nộp, trong khi bản thân sở hữu rất ít
- Luôn tìm lời khuyên và chịu khó học hỏi từ các chủ ngân hàng, kế toán viên, luật sư và những người môi giới
- Tuy nhiên họ chỉ tạo cơ hội kinh doanh cho riêng mình, dùng tiền của chính mình
Cấp 6: Các nhà tư bản
- Tạo ra nhiều tiền hơn bằng tiền, thời gian và tài năng của người khác
- Tạo cơ hội kinh doanh cho cả người khác bằng cách dùng tiền, thời gian của người khác
- Hiểu những biến động kinh tế là cơ hội mới. Sớm tham gia vào các dự án, sản phẩm từ nhiều năm trước khi chúng trở nên phổ biến
- Thích chơi trò chơi tiền làm ra tiền
- Rất rộng rãi với bạn bè và gia đình cũng như việc học hành
- Đóng góp cho xã hội dưới nhiều hình thức
Để trở thành nhà đầu tư cấp 5, 6, phải phát triển các kỹ năng đầu tư ở cấp 4. Cấp 4 là cấp cơ bản.
6. Tư duy để thấy dòng tiền
Trong kinh doanh, những thứ ko nhìn thấy mới quan trọng: công việc làm ăn, thỏa thuận tài chính, thị trường, công tác quản lý, nhân tố rủi ro, cơ cấu công ty, dòng chu chuyển của tiền, thuế... — > Thường mua cổ phiếu theo cảm tính chứ ko phải là lý trí.
Phải hiểu được kiến thức về tài chính (gồm ngôn ngữ tài chính và con số tài chính). Nếu cá nhân có nhiều kiến thức tài chính thì các nhà tư vấn sẽ đưa ra lời khuyên tinh vi hơn.
Khi bạn vay tiền ngân hàng mua nhà hoặc xe, thì tài sản đó ko phải của bạn mà là của ngân hàng. Tài sản đó lại là công nợ của bạn. Giá trị ngôi nhà của bạn có thể dao động theo thị trường, tài sản thế chấp thì ko bị ảnh hưởng bởi thị trường. Do đó, ngôi nhà (đã được thế chấp) ko đc coi là tài sản vì nó ko tạo ra dòng tiền.
Nhiều khi, phải trả tiền sữa chữa bảo dưỡng ngôi nhà và ô tô sau khi đã nộp thuế. Và nếu xui xẻo, chính phủ vẫn sẽ đánh thuế vào ngôi nhà dù bạn đã sở hữu nó.
Hãy phân biệt tài sản, công nợ, và tài sản thế chấp. Đất đai được gọi là bất động sản vì bạn có chi bao nhiêu đi nữa nó cũng ko phải là của bạn.
Ngân hàng thường dự đoán 1 người sẽ mua nhà và thanh toán xong trong vòng 7 năm. Khoản tiết kiệm của bạn là công nợ của ngân hàng. (Vì họ phải trả lãi suất và tốn chi phí bảo quản). Khi bạn kiếm được lãi suất 5% trên 1 đồng tiền gửi thì khi bạn vay, ngân hàng sẽ lấy lãi là 9%.
“Càng mắc nợ nhiều người, thì con càng nghèo. Ngược lại, nhiều người mắc nợ con thì con càng giàu"
Nếu ta nợ quá nhiều, thế giới sẽ lấy của ta mọi thứ: thời gian, công việc, nhà ở, cuộc sống, niềm tin, và phẩm giá của mình. Tiền là nợ, ko được đảm bảo bằng vàng bạc, là giấy nợ cam kết thanh toán của người nộp thuế. Đồng tiền chỉ có giá chừng nào dân chúng còn tin vào chính phủ.
Lợi nhuận được tạo ra khi ta mua chứ ko phải bán thứ gì đó.
Dù có chấp nhận khoản nợ hay rủi ro, thứ ta mua cũng phải có lợi và giá trị khi nền kinh tế đi xuống hoặc đi lên. 1 hợp đồng phải có giá trị kinh tế trong cả bối cảnh tốt và xấu.
"Nếu con vay nợ cá nhân, hãy chắc chắn đó là số tiền nhỏ. Nếu vay món tiền lớn, hãy chắc chắn có người trả nợ cho mình"
Hãy tin vào những con số tài chính vì nó phản ánh thực tế. Nhiều người gặp khó khăn về tài chính vì họ thường quan tâm các ý kiến mà ko nhìn vào các con số tài chính.
Vàng chỉ là tài sản nếu ta mua (5 $) nó thấp hơn giá bán nó (10$). Còn ko, nếu ta bán (5$) thấp hơn giá ta mua (10$), vàng sẽ trở thành công nợ. -5$ chính là con số tài chính ta cần xem xét.
— > Hãy xây dựng kỹ năng đọc báo cáo tài chính. Nếu ko có các con số, mọi thứ chỉ là quan điểm.
"Nếu bạn đang chơi poker mà 20' sau chưa biết ai là kẻ dại khờ, thì bạn chính là kẻ khờ dại"
"Giá rẻ, dễ trả góp hàng tháng, đừng lo chính phủ sẽ cho bạn 1 số ưu đãi thuế trên khoản tiền thua lỗ" — > Bẫy.
7. Trở nên tự do
"Khi thị trường bất động sản sụt giá, tôi mua thật nhiều ngôi nhà nhỏ trong khả năng tài chính"
Tài sản lớn nhất của người giàu là họ suy nghĩ ko giống người khác. Bắt đầu với việc chính mình phải là ai mới có ý nghĩa. Nhiều người tập trung xác định những việc phải làm mà ko xác định mình phải là ai. Hãy thay đổi cách tư duy. Hãy là 1 nửa của người khác thay vì đi tìm 1 nửa của mình, thay đổi bản thân mình, đừng cố gắng tác động vào người mà hãy tác động vào suy nghĩ của mình về người khác.
Nhiều người muốn thay đổi người khác mà ko chịu thay đổi mình. Khi có vấn đề tiền, người ta gắng làm những gì người giàu thường làm và cố gắng có những gì người giàu có (mua nhà, đầu tư cổ phiếu …)
Trong khi những người giàu, họ làm việc để mua tài sản.
"Sau khi cân đối lưu lượng tiền và thu nhập từ bất động sản, ông mua 1 ngôi nhà lớn hơn cho gia đình, thanh toán bằng tiền mặt."
Ko phải thay đổi việc làm mà phải thay đổi cách tư duy. Sự khác biệt giữa nhóm B, I so với E, S chính là tư duy.
- Nhóm E: an toàn quan trọng hơn tiền — > Phụ thuộc cảm xúc sợ hãi
- Nhóm S: Kiểm soát, ko phạm sai lầm, và hoàn hảo
- B, I: Hãy tham gia khôn khéo, kiểm soát rủi ro.
Hãy xem thị trường chứng khoan dao động như thế nào . Hầu hết các thị trường đều ko có logic và chỉ có sự tham lam lo lắng. — > Tiền chính là cảm xúc. Và "Giá rẻ, trả góp rất dễ dàng" là phi logic.
Nhiều người S chỉ thích kinh doanh kiểu gia đình do cảm giác tin cậy, an toàn. Khi ta "cảm thấy", có nghĩa là ta đang tư duy theo cảm xúc chứ ko phải logic. Hãy nhớ rằng điều nghe có vẻ logic ở nhóm này lại ko logic ở nhóm khác.
Giữa nhóm E và B, luôn có sự tranh cãi bên E muốn lương cao hơn còn bên B muốn bên E làm việc nhiều hơn. Giữa nhóm B và I, bên B muốn có nhiều vốn được đầu tư vào hoạt động kinh doanh còn bên I muốn có cổ tức lớn.
Nhiều người nghĩ rằng mình là 1 Warren Buffett trong khi họ chỉ là S - 1 nhà môi giới ăn hoa hồng có máu đỏ đen đầu tư tìm kiếm sự giàu có nhanh chóng.
Những gì chúng ta nói với bản sẽ trở thành hiện thực. Ngôn từ sẽ tồn tại và xuất hiện xung quanh chúng ta. Những người ko thể kiểm soát nỗi lo lắng về sự mất mát ko nên tự mình đầu tư mà nên chuyển việc đó cho 1 chuyên gia và đừng can thiệp vào việc của chuyên gia này. Bởi vì làm ra và để mất tiền là thuộc phạm trù cảm xúc.
"Ta có thể dừng lại nhưng ko phải lúc này. Đi tiếp hay quay đầu lại đều là 1 quãng đường dài như nhau". Biết được khi nào nên dừng lại hay đi tiếp là vấn đề của người sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm, có thể tìm những mentor. Tuy nhiên hãy cẩn thận với những lời khuyên của những người chỉ đọc qua sách vở và nhận lương từ các bài thuyết trình của mình.
Thường thì khi biết mình đang trong tình thế thất bại (ví dụ giá cổ phiếu bắt đầu sụt giá, họ sẽ bán cổ phiếu đó đi ngay và chấp nhận thua lỗ). Khi thấy giá đã tăng hết mức, họ sẽ bán cổ phiếu đó ra. Phải bình tĩnh trước mọi thắng thua.
Năng lực tài chính có mqh gần gũi với năng lực cảm tính. Hãy kiểm soát năng lực cảm tính. Khi mạo hiểm bằng tiền của mình, hãy hiểu được trạng thái tâm lý. Cho nên, từ bên trái sang phải sơ đồ mang nặng cảm tính hơn là nghiệp vụ. Trong quá trình chuyển tiếp, nên có những nhân tố ủng hộ tích cực, và 1 mentor B, I.
8. Hãy trở thành ngân hàng.
Khi các công ty tuyên bố ngừng sản xuất hoặc giảm quy mô, giá cổ phiếu của công ty sẽ tăng lên. Khi các tổ chức nhận tiền gửi và cho vay phá sản, những người phải nộp thuế sẽ bị mất những tài sản tiết kiệm. Và khi cảm xúc lên cao độ, năng lực tài chính sẽ biến mất.
Hãy tích cực rèn luyện những kỹ năng nghiệp vụ: khả năng tài chính, hiểu từ vựng thuật ngữ, biết cách cơ cấu lại các khoản nợ, bố trí hoạt động chào hàng, biết thị trường của mình gồm những đối tượng nào, biết cách tăng vốn.
Rất nhiều người ngập trong nợ nần nhưng lại ném tiền vào các thị trường chứng khoán lớn nhất. Sau đó, đổ lỗi cho hoàn cảnh hay yếu tố khác về tình cảnh khó khăn tài chính của mình, mà ko biết nguyên nhân là do thiếu thông tin tiền tệ của họ.
1 phi vụ đầu tư phải có ý nghĩa về mặt kinh tế trước khi tính đến các ưu đãi về thuế.
Ví dụ: 1000 USD đầu tư vào nhà đất + vay nợ thế chấp 10000 $. Tiền thu từ thuê nhà nhiêu hơn so với chi phí phải trả cho khoản vay. Hợp đồng được ký kết qua 1 người thứ ba. Nếu vay nợ cá nhân, hãy chắc chắn đó là số tiền nhỏ, nếu vay nợ nhiều hãy chắc chắn có người trả nợ cho mình. Chuyển rủi ro hay treo nợ cho người khác là trò chơi của tài chính.
Những ngân hàng lớn ko cần tiền gửi sẽ có tỷ lệ tiết kiệm thấp.
Khi bán tài sản, tất cả các loại thuế tài sản, phí bảo dưỡng và quản lý đều thuộc trách nhiệm của người mua.
Người giàu thường ko muốn sở hữu bất kỳ thứ gì dưới tên của mình. Tài sản của họ được giữ bởi những người tin cậy hoặc các công ty có thể bảo vệ được nó. Chuyển thu nhập từ tài sản qua công ty của mình, tiền thuế có thể được tránh (tùy chính sách của mỗi nước).
Hãy duy trì công việc của mình, nhưng đồng thời hãy dành thời gian cho nhóm B, I — > nên hoạt động nhiều hơn ở 1 nhóm công việc. Khởi đầu nhẹ nhàng chậm rãi, sau đó khi đã có nhiều kinh nghiệm, hãy thực hiện các hợp đồng lớn.
Sự thành đạt về tài được thể hiện ở khả năng suy nghĩ và làm cho mọi việc khác đi. Hiểu luật và các lực lượng trên thị trường là yêu cầu sống còn cho thành công về tài chính.
Đừng phụ thuộc vào những lời hứa hẹn từ chính phụ, chính trị có thể thay đổi khi tổ chức cầm quyền thay đổi. Chính phủ phải trông chờ vào thuế.
Những đòi hỏi người giàu chia cho người nghèo là ko công bằng, trò chơi tài chính ko có sự công bằng, chỉ có ai làm tốt hơn.
Lý do chính nhiều người giàu duy trì sự giàu có của mình là họ hoạt động như 1 phần của công ty mà ko phải là 1 bộ phận cơ thể. Họ thường đi tìm 1 "thiên đường thuế" nơi mà tiền của họ được đón nhận hợp lý.
Các công ty được thành lập để tạo ra sự bảo vệ hợp pháp số tiền của người thành lập. Có 2 lựa chọn. Một, được an toàn tài chính đánh đổi bằng thuế cao. Hai, được tự do tài chính yêu cầu phải nắm vững kiến thức và trò chơi tài chính.
Nhiều người S lựa chọn chiến lược thành lập công ty kiểu C (consulting firm) và bảo vệ thu nhập thông qua thị trường nhà đất . Ở bên phải sơ đồ cũng sẽ có những doanh nghiệp nhóm S phù hợp. — > "Hãy xây dựng công việc kinh doanh và mua bất động sản". Và hãy học hỏi, lấy lời khuyên của những người đã hoạt động trong chuyên môn bạn đang hướng tới.
9. Bắt đầu với những bước nhỏ
Giống như sự tích lũy tiền bạc, các bước đi ngắn sẽ được tích lũy theo năm tháng — > tạo nên 1 sự thay đổi lớn lao. Sự khác biệt giữa con người có thể thấy được qua những việc:
- Tầm nhìn (ngắn vs. rộng)
- Hướng đến lợi ích trước mặt vs. lâu dài
— > Nhiều người ko thích giải pháp dài hạn vì họ cần giải quyết ngay những vấn đề tài chính của mình, muốn các câu trả lời ngay lập tức. Ngoài ra, còn xu hướng ăn uống và hưởng thụ khi còn trẻ, dẫn đến vi phạm quy luật của sự tích lũy, tiêu tiền như ko biết đến ngày mai — > nợ dài hạn chứ ko phải là sự thịnh vượng lâu dài. Ko có tài sản, ko kiểm soát dòng tiền của mình sẽ ko có tương lai.
Đa phần mọi người đều sẽ vay mượn khi mua nhà, xe. Vì thế, hàng tháng chi phí phải trả rất lớn gồm công nợ, và thuế.
Khi thế giới ngày càng ít tính ổn định trong công việc, phát triển cách tư duy hướng vào tài sản và thu nhập dưới dạng vốn, cổ tức, thu nhập từ dưới dạng tài sản cho thuê, hoặc từ kinh doanh và các quyền kinh doanh — > thu nhập được tạo ra từ thông tin — > năng lực tài chính, hệ thống, và năng lực cảm tính. Khi đó những người lao động chân tay sẽ đc trả công ít nhất.
Học đầu tư và xây dựng cột tài sản của mình.
- Người làm công = làm giàu cho ông chủ của mình
- Con nợ = làm giàu cho ngân hàng và những người vay tiền
- Nộp thuế = làm giàu cho chính phủ
- Tiêu dùng = làm giàu cho các ngành kinh doanh khác
— > Thay vì phát triển tài chính cá nhân, nhiều người lại giúp người khác làm giàu. Thay vì để tâm đến công việc kinh doanh của mình, họ lại dành tiền bạc phục vụ cho người khác — > Do thói quen từ bé.
Ngoài ra, hàng tháng họ phải trả hóa đơn. Trả tiền cho những người khác trước tiên, sau đó, nếu còn mới trả cho chính mình. Do đó, để kiểm soát tốt thói quen chi tiêu của mình, hạn chế nợ và sống trong khả năng tài chính của mình trước khi mình có thể tăng khả năng tài chính này lên.
Chi phí tiêu dùng của bạn là sự đóng góp của bạn cho công việc kinh doanh của người khác
Hãy lập kế hoạch tăng chu chuyển tiền mặt từ các tài sản, thu nhập thụ động. Hãy quản lý và kiểm soát sự lưu chuyển tiền mặt thật tốt, nếu ko nhiều tiền hơn sẽ chẳng làm mình giàu hơn.
Với tất cả công nợ mà bạn đang mang, bạn đang là tài sản của người khác, là người làm công cho những người bạn đang vay tiền.
Món nợ tốt là món nợ có người khác trả hộ mình, còn món nợ ko tốt sẽ biến ta thành người làm công trong nhiều năm. Ví dụ: ngân hàng cho ta vay tiền để xây nhà, và người thuê nhà đó sẽ trả nợ cho ta...
Hãy trả tiền cho bản thân trước, gạt ra ngoài thu nhập từ lương hay nguồn khác. Gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm, đừng bao giờ rút nó ra cho đến khi bạn sẵn sàng đầu tư. Hãy để cột tài sản nhiều hơn cột công nợ.
Hướng chu chuyển của tiền là tất cả. 1 ngôi nhà là 1 tài sản hay công nợ phụ thuộc vào hướng chu chuyển của tiền. Nếu tiền vào túi bạn nó là tài sản, nếu ko nó là công nợ.
Năng lực tài chính là khả năng chuyển tiền, sức lao động thành tài sản để từ đó tạo ra tiền
1 người giàu luôn nỗ lực để mua tài sản chứ ko phải để làm việc vất vả.
- Ko nắm vững thông tin mà đầu tư là mạo hiểm
- Mua 1 tài sản ko mạo hiểm, nhưng mua 1 món nợ mà tưởng là mình mua tài sản là mạo hiểm
- Quan tâm đến công việc kinh doanh của mình ko mạo hiểm, nhưng trả tiền cho công việc kinh doanh của người khác trước tiên là mạo hiểm.
10. Tiếp thu kiến thức và giải quyết vấn đề
Muốn tham gia đầu tư và tự do tài chính, hãy học cách xây dựng 1 công việc kinh doanh, kỹ năng của 1 nhà đầu tư vì nó sẽ mang đến kinh nghiệm sống còn, củng cố kỹ năng cá nhân. Sau đó chọn rắc rối vấn đề làm bạn hứng thú, học cách giải quyết nó bởi vì bên trong các rắc rối lớn luôn ẩn chứa những cơ hội tài chính.
Tốt nhất là nên trở thành nhóm B trước khi tham gia nhóm I. Nếu ko phải là 1 người nhóm B giỏi, đầu tư sẽ chỉ làm cho các rắc rối tài chính tồi tệ hơn.
Hãy trở thành 1 chuyên gia giải quyết vấn đề (problem-solver), như thế mọi người sẽ mang tiền đến đầu tư với bạn.
- Bill Gates: giải quyết vấn đề của thị trường phần mềm, máy tính
- Trump: giải quyết vấn đề của thị trường nhà đất
- Warren Buffett: giải quyết vấn đề trong chứng khoán, đầu tư
- George Soros: giải quyết rắc rối do biến độn thị trường
- Rupert Murdock: giải quyết vấn đề của mạng vô tuyến toàn cầu
Bắt đầu từ đầu tư cấp 4, tham dự các hội thảo, khóa học về tài chính. Đọc sách lấy ý tưởng và thực hiện nó.
Ý tưởng thật sự rẻ mạt, chỉ có sự hành động biến ý tưởng thành hiện thực mới đáng nói.
Nếu có thể, hãy tìm kiếm bất động sản có biển treo cần bán quanh khu vực mình sinh sống. Hãy tự hỏi đây có phải là 1 tài sản đầu tư ko?
- Tiền thuê trung bình ở khu vực này bao nhiêu? Tỷ lệ phòng trống?
- Chi phí bảo dưỡng? Có bảo dưỡng sau khi bán ko?
- Chủ nhà có trả tiền ko? Điều khoản nào đang được dùng?
Tính lưu lượng tiền cho mỗi tài sản, mỗi tài sản là 1 hệ thống kinh doanh duy nhất và phải được xem xét như 1 hệ thống kinh doanh riêng biệt.
Hãy gặp gỡ các nhà môi giới chứng khoán và nghe ngóng các công ty mà họ gợi ý mua cổ phiếu. Sau đó hãy tiềm hiểu các công ty này, về báo cáo hàng năm.
Chơi trò vòng chu chuyển của tiền.
Gặp gỡ các nhà môi giới kinh doanh xem có doanh nghiệp nào đang rao bán. Tham dự hội thảo marketing hệ thống, và nghiên cứ ít nhất 3 công ty marketing hệ thống.
Tham dự các hội nghị cơ hội kinh doanh hay hội chợ thương mại để tìm kiếm các quyền kinh doanh hay các hệ thống có sẵn.
11. Lựa chọn những người thầy, cố vấn, mentor
Bạn có thể giao tiếp với mentor mà ko cần phải gặp gỡ họ
Tập trung vào các thu nhập thụ động, dùng tiền mua các tài sản mang lại thu nhập thụ động, có tính lâu dài. Xây dựng cột tài sản và tăng thu nhập thụ động từ các khoản lợi tức vốn, cổ tức, thu nhập dư từ kinh doanh, các khoản tiền thuê nhà đất và quyền kinh doanh.
"Làm việc cả đời và trong tình cảnh lệ thuộc vào các món nợ cá nhân khiến cho 1 người như 1 nô lệ"
Nhiều rắc rối tài chính xuất phát từ khao khát sở hữu vật có giá trị thấp. Vay nợ mua nhà, ô tô, xe máy, đi nghỉ mát — > Chủ nghĩa tiêu dùng. Ko kiểm soát nổi cám dỗ — > Mua những thứ mà nghĩ là tài sản, nhưng thực ra thói quen tiêu dùng ko bao giờ khiến họ mua được bất kỳ 1 tài sản thực sự nào.
Hãy lựa chọn những người đồng hành khôn ngoan: CLB đầu tư, nhóm marketing hệ thống và các hiệp hội kinh doanh khác. Hãy học tập họ.
Liệt kê tên của 6 người mà bạn dành phần lớn thời gian cho họ. Những người này chính là tương lai của bạn
Hãy xem sơ đồ sự nghiệp và đặt tên của người trong danh sách vào vị trí thích hợp. Ghi tên bạn vào vị trí hiện tại của bạn, ghi tên bạn vào vị trí tương lai bạn muốn. Nếu tất cả đều thuộc 1 nhóm, bạn đang ở cạnh những người cùng chí hướng. Nếu ko, nên thực hiện 1 số thay đổi trong đời.
Trong mỗi rắc rối đều tiềm ẩn 1 cơ hội, trong mỗi sự thất vọng đều le lói ánh sáng của sự từng trải. Sẵn sàng đón nhận thất bại khi đầu tư, những kẻ ngu ngốc luôn trông chờ mọi thứ đi theo cách của họ. Chuẩn bị tinh thần để tiếp nhận những sự cố ngoài ý muốn.
Thành công thường mất nhiều thời gian. Hãy cố gắng làm điều gì đó mới mẻ và chờ đợi sự thất vọng, nhưng hãy luôn có những người thầy bên cạnh để giúp bạn giải quyết vấn đề. Bạn sẽ ko thể có được đáp án, nhưng hãy bắt đầu, đừng chạy trốn.
Chính những người có thể kiểm soát cảm xúc của mình, ko để cảm xúc kiềm chế bước tiến của bản thân sẽ sẵn sàng học những kỹ năng tài chính. Bỏ ra 1 số tiền, bắt đầu từ tốn. Tham gia 1 hợp đồng nhà đất nhỏ, tham gia 1 công ty marketing hệ thống và học từ bên trong, đầu tư vào 1 vài loại cổ phiếu.
Sự thật của bản thân được nói ra khi cảm xúc lên đến đỉnh điểm. Nếu ko biết được lúc nào thì cảm xúc tạo ra suy nghĩ, bạn sẽ ko thể nào tiếp tục cuộc hành trình.
"Vợ tôi ko bao giờ hiểu được điều đó" — > thực sự là bạn đang nói nhiều hơn đến bản thân mình. Đó là sự bào chữa hoặc là bạn muốn nói tôi ko có đủ dũng cảm, tổn thương và kỹ năng giao tiếp để truyền đạt thông tin đễn cô ấy.
Mục tiêu ko chỉ trở nên giàu có mà còn là học cách trở nên tin cậy bản thân cũng như tin cậy vào tiền bạc. Phần thưởng ko chỉ là tự do tài chính mà là niềm tin có được từ bản thân — > Hãy dành thời gian phát triển những gì cần học
Hãy bắt đầu càng sớm càng tốt. Vạch ra kế hoạch kiểm soát thói quen chi tiêu. Hạn chế chủ nghĩa tiêu dùng, công nợ. Trước hết sống trong khả năng thanh toán, sau đó tăng khả năng thanh toán lên. Hãy xác định số tiền đầu tư hàng tháng. Bạn chi tiêu 1 tháng bao nhiêu cho 1 mức sống mong muốn. Giảm các khoản chi tiêu ko cần thiết, dành tiền đó 1 khoản để đầu tư mang lại 1 sự khởi đầu khi bắt đầu đủ sớm. Giữ cho mọi việc đơn giản. Việc của ông chủ là mang lại cho bạn 1 công việc. Chính công việc của bạn sẽ làm bạn giàu lên