12 Rules for Life — Jordan Peterson

Linh V Nguyen
7 min readMay 25, 2019

--

Buy the book in Amazon at: https://amzn.to/3Xrprfy

Có thể truy cập và nghe bản audio tại Spotify:

https://open.spotify.com/episode/4njfKpe8chVIvE7DHfW7Qq

Apple podcast:

Và đã có mặt tại các platform khác (simplecast, google podcast …)

  1. Tư thế(thần thái):

Nếu bạn co ro, khúm núm thể hiện mình là kẻ thất bại, thì mọi người sẽ phản ứng với bạn như thể bạn đang thua cuộc. Nếu bạn tự tin đứng thẳng thể hiện uy thế, thì mọi người sẽ nhìn và đối xử với bạn khác đi.

Đứng thẳng bằng vai còn có nghĩa là chấp nhận 100% trách nhiệm đối với cuộc sống của chúng ta. Nhìn cao và nhìn thẳng về phía trước. Sẵn sàng đối mặt với những sự thay đổi nhanh chóng của cuộc sống. Ngôn ngữ cơ thể tự tin còn có thể tác động tích cực đến cảm xúc bên trong, khi bạn tự tin bạn có thể thay đổi cả thế giới.

Sự khác biệt giữa 1 người chiến thắng và kẻ thua cuộc chính là những phản ứng hóa học trong bộ não của họ. Điều đó làm nên thần thái tự tin và ngôn ngữ cơ thể rõ ràng.

→ Hãy đứng thẳng, ngẩng cao đầu, ưỡn ngực để có 1 tư thế của nhà vô địch.

2. Chăm sóc bản thân mình:

Con người quả là 1 sinh vật kỳ lạ, chúng ta thường bỏ qua việc tự chăm sóc bản thân, uống thuốc, đi ngủ đúng giờ trong khi lại chăm sóc con cái hay là thú cưng chu đáo cưng như trứng, hứng như hoa.

Chúng ta luôn cảm nhận được khuyết điểm của mình. Cảm thấy ko đủ tốt , hay ko xứng đáng và sẽ trừng phạt bản thân ko cần thiết. Vì thế, chúng ta có xu hướng chăm lo người khác tốt hơn mình.

Mỗi người đều có mảng ưu — nhược điểm, hãy tìm 1 điểm cân bằng giữa chúng. Đừng chống lại sự hỗn loạn. Sự bất toàn chính là món quà hoàn hảo của con cháu Adam — Eva. Hãy biết cách chăm sóc đối xử với chính bản thân như con cái hay là thú cưng của mình.

3. Chọn bạn mà chơi

Những người bạn tốt có thể thay đổi bạn theo hướng tích cực. Ngược lại, có những người tiêu cực sẽ kìm hãm sự phát triển của bạn. Chọn bạn mà chơi có lẽ là 1 trong những quyết định quan trọng nhất của đời người. 1 nhóm người bạn thường chơi chung với nhau sẽ có những thói quen tốt, hay là xấu tương tự nhau.

Những năng lượng tích cực sẽ khuyến khích thúc đẩy mỗi người trong nhóm thành công. Có lẽ bạn sẽ có những người bạn tốt khi họ ko thể khoan dung thấy bạn đắm mình trong sự tiêu cực.

4. Ko so sánh với người khác, so sánh chính mình của ngày hôm qua

Sẽ luôn luôn có người giỏi hơn bạn dù bạn đang ở đâu hay làm gì. Khi ta so sánh với người khác (thường là họ giỏi hơn ta cái gì đó), thì ta dễ bị tự chỉ trích bản thân. Nó hướng đến sự suy nghĩ thắng-thua: Ta hoặc thành công như họ, nếu ko ta bị thất bại. Điều đó làm ta ko thấy được những tiến bộ, dù nhỏ nhưng quan trọng (có thể chỉ là 1% tiến bộ mỗi tuần). Hơn nữa, khi ta so sánh với người khác, ta chỉ tập trung so sánh vào 1 khía cạnh nào đó mà ta chưa có. Điều đó, dĩ nhiên là ko công bằng với bản thân.

Hãy phán xét bản thân trong cái đồng hồ sinh học của bạn

5. Đứa trẻ ko thể tự động tử tế và có trách nhiệm nếu thiếu sự nuôi dưỡng có trách nhiệm của cha mẹ.

Làm cha mẹ rất khó, 1 kỹ năng vô cùng khó. Con người vốn là 1 loài động vật tiến hóa lên giống người tinh khôn, con người đã được sinh ra với bản năng sinh tồn hiếu chiến. Vì thế trong quá trình trưởng thành chúng ta phải học làm sao để trở nên tốt bụng, tử tế hơn. Nếu trẻ em ko thể học đc điều đó từ sự yêu thương của cha mẹ, thì đừng kỳ vọng tụi nó sẽ học từ những người khác.

Nếu những đứa bé có những hành vi khiến bạn ko thích, thì có lẽ hành vi đó cũng ko phù hợp bên ngoài xã hội. Hãy có trách nhiệm nêu rõ ra hậu quả và hình phạt cho trẻ. Kỷ luật chỉ có hiệu quả khi hậu quả được nêu ra rõ ràng với các bé. Hình phạt cũng cần phải hợp lý với lỗi lầm của chúng. Đôi khi chỉ là cái nhìn thất vọng, hay cấm chơi điện tử trong vòng 1 tuần.

6. Làm chủ cuộc sống

Thời điểm này của cuộc sống chính là kết quả của những quyết định hay lựa chọn trong quá khứ của ta. Vì thế chúng ta đừng nên đổ lỗi người khác cho những sự mất mát của mình. Chúng ta phải gánh lấy trách nhiệm hoàn toàn. Khi chúng ta đổ lỗi cho cuộc sống, nghĩa là chúng ta chán ghét cuộc sống. Bởi vì cuộc sống nó tuân theo những dòng chảy sự kiện thực tế, chứ ko phải đi theo những gì chúng ta muốn. Cuộc sống vốn dĩ ko công bằng và là sự tổng hợp các trải nghiệm, ko chỉ có mỗi trải nghiệm hạnh phúc. Hãy chấp nhận đi.

Làm chủ cuộc sống của mình trước khi nghĩ đến việc chỉ trích hay thay đổi thế giới. Nếu mỗi người tự giác quét dọn trước cánh cửa nhà mình, thì cả thế giới sẽ tự động sạch sẽ hơn.

7. Tìm kiếm ý nghĩa thay vì những sự vui thú nhất thời

Chúng ta nhiều khi mông lung giữa sự vui thú và hạnh phúc. “Miễn là nó giúp ta sảng khoái, nó sẽ ko quá tệ”. Đó là logic của ăn uống vô tội vạ, thuốc lắc, quan hệ bừa bãi.

Sự vui thú sẽ chỉ, phần nào đó, giúp ta thoát khỏi cuộc sống. Nó ko giúp ta giải quyết vấn đề. Khi lạc thú qua đi, quay lại cuộc sống, và vấn đề của ta vẫn đang nằm đó.

Hi sinh vài thứ ko quan trọng hiện tại để mang lại tương lai tốt đẹp hơn. Chả phải chúng ta đi làm 8–10 tiếng 1 ngày để ta có thể đi nghỉ mát sau đó sao?

Hạnh phúc ko phải là trải nghiệm duy nhất trong cuộc sống. Nhiều lúc bạn phải cam chịu và đau khổ. Nhưng đó sẽ là những trải nghiệm đáng giá khi hi sinh là 1 hành động mà khi đó ý nghĩa có thể được tìm thấy. Hãy làm những gì có ý nghĩa chứ không phải tập trung những gì đang vui vẻ vào thời điểm này

8. Thực tế và bớt ảo tưởng

Hoặc ít nhất là đừng nói dối, giả tạo.

Chúng ta ai cũng nói dối. Mục đích là để có đc những gì mình muốn hoặc chỉ để gây ấn tượng với người mình thích. Đó là lúc ảo tưởng được sinh ra. Thế giới quan của ta thay đổi từng ngày, mục tiêu của ta cũng thế. Hãy linh hoạt với các mục tiêu của chúng ta phù hợp với thực tế luôn thay đổi. Hoặc ít nhất, ko nói dối tạo ảo tưởng để xa rời thực tế. Hãy rõ ràng với những giá trị của bản thân mình.

9. Lắng nghe người khác nói và giả định rằng mình có vài thứ cần học từ họ

Đối thoại là cơ hội để học hỏi và phát triển, ko phải là cạnh tranh

Thứ duy nhất ta chắc chắn đó là ta ko biết 1 thứ gì cả. Hãy khiêm tốn, mở rộng cánh cửa với kiến thức.

Lý do để mọi người đối thoại chính là họ có thể tiếp cận vấn đề từ nhiều phía và đi đến quyết định. Tuy nhiên, nhiều cuộc đối thoại trông như 1 cuộc thi. 1 người thay vì lắng nghe người khác nói, lại liên tục suy nghĩ mình nên nói gì tiếp theo.

Khi bạn khiêm tốn, bạn sẽ luôn luôn lắng nghe người khác nói. Khi bạn có cái tôi quá lớn, bạn thậm chí sẽ ko để cho người khác nói.

10. Sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác

Khi ta có bệnh, ta phải mô tả triệu chứng chính xác cho bác sỹ.

Và giết gà cũng ko cần dùng đến dao mổ trâu.

Mô tả chính xác những gì bạn cảm thấy khó hiểu, không vui hay ức chế là bước đầu tiên để cải thiện hoàn cảnh. Bước đầu tiên luôn luôn là định nghĩa chính xác vấn đề. Ngoài ra, sử dụng ngôn từ chuẩn xác còn có thể tránh làm tổn thương người nghe khiến các mối quan hệ đổ vỡ.

11. Ko đàn áp bản chất con người:

Khi con người lúc mới được sinh ra, bản chất là 1 đứa bé trong sáng, vô tội. Do đó, môi trường sẽ hình thành nên các kiểu người tốt, xấu khác nhau. Nhưng về bản chất, có lẽ ai cũng giống nhau.

Quy tắc được đặt ra là để bảo vệ con người, nhưng chúng ko nên được áp dụng cứng nhắc mà đánh mất tính nhân văn.

12. Biết ơn và thưởng thức những niềm vui nhỏ

Nếu cuộc sống ko có rủi ro khó khăn, thì những thời điểm tốt đẹp sẽ vô nghĩa.

Cuộc sống sẽ ko còn ý nghĩa nếu con người bất tử.

Hãy trân trọng những gì chúng ta đang có và thưởng thức những niềm vui nhỏ nhất mà cuộc sống mang lại. Ko phải cuộc sống bây giờ tiện nghi hơn rất nhiều so với cách đây 10 năm ư?

--

--

Responses (2)